Bụi mịn hiện đang là một chủ đề nóng được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Nhất là trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chất lượng không khí đang suy giảm rõ rệt. Vậy bụi mịn là gì? Nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe chúng ta? Làm cách nào để phòng ngừa bụi mịn?
Xem Nhanh
1. Bụi mịn là gì?
Bụi, nói đơn giản là những hạt bay lơ lửng trong không khí. Các loại bụi có một tên gọi chung được quy định sẵn, đó là Particulate Matter (ký hiệu là PM). Nếu quay ngược thời gian về lại khoảng gần 2 năm trước, có lẽ vẫn chưa nhiều người biết được khái niệm bụi mịn là gì. Nhưng hiện nay, khi tình trạng không khí đang ở mức báo động, nó đã được nhiều người biết đến hơn. Trong bụi mịn chủ yếu bao gồm các chất như sunphat, nitrat, muội than, amoniac,…
Bạn có nhớ những buổi sáng lái xe ngoài đường, tuy không khí vẫn ấm áp, không lạnh, nhưng nhìn cảnh quan xung quanh lại như có một màn sương mù mờ ảo? Đó không thật sự là sương đâu, mà là do nồng độ bụi mịn trong bầu không khí đang ở mức cao, dày đặc, khiến tầm nhìn bị giảm xuống.
1.1. Phân loại bụi mịn
Hiện nay, có ba loại phổ biến nhất, và được biết đến nhiều nhất, bao gồm:
- Bụi PM10: Đây là những hạt bụi có kích thước đường kính dao động từ 2.5 tới 10 µm.
- Bụi PM2.5: Đây là những hạt bụi có kích thước đường kính dao động trong khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm.
- Bụi PM1.0: Đây là những hạt bụi có kích thước đường kính dao động trong khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 1 µm.

PM10 và PM2.5 là hai loại bụi có thể tạo ra từ môi trường tự nhiên thông qua các vụ cháy rừng, các đợt gió mang bụi từ sa mạc thổi đến. Ngoài ra là từ những làn khói núi lửa, các trận bão cát lớn, lốc xoáy,… Hay thậm chí có thể đến từ những hạt phấn hoa, chất thải của côn trùng, các bào tử nấm,…
Tuy vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng phần lớn các hạt bụi này đều đến từ những hoạt động thường ngày của con người Phủ nhận rằng phần lớn các hạt bụi này đều đến từ những hoạt động thường ngày của con người.
Ví dụ như đốt bếp than bếp củi các bãi rác thải rơm rạ, khói từ các phương tiện di chuyển. Các khu chế xuất, khu công nghiệp hạng nặng, những công trình xây dựng, hay thậm chí là từ khói thuốc,… đều có thể sản sinh ra.
1.2. Mức độ bụi mịn ở Việt Nam
Trong hội thảo “Ô nhiễm không khí – Mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng” được tổ chức năm 2017, số liệu về lượng PM2.5 của năm 2016 đã được công bố. Theo đó, thành phố Hồ Chí Minh có nồng độ bụi mịn cao gấp ba lần con số an toàn mà WHO đưa ra, với 28,23 μg trên một mét khối.
Chưa dừng lại tại đó, Hà Nội có chỉ số bụi mịn lên đến 50,5 μg trên một mét khối. Đây là một con số vô cùng nguy hiểm, và gấp đến 5 lần so với số liệu tiêu chuẩn theo WHO công bố. Đây là một chỉ số rất cao, chỉ xếp sau New Delhi – thủ đô nước Ấn Độ – vào thời điểm bấy giờ.
1.3. Bụi mịn PM2.5
Bụi mịn PM2.5 là những hạt bụi siêu nhỏ, có kích cỡ rất nhỏ, chỉ khoảng 2,5 micromet. Chúng được hình thành từ nitơ, cacbon, cũng như một vài hợp chất kim loại khác có trong không khí. Kích thước của loại bụi này chỉ vỏn vẹn từ 2,5 micron trở xuống. Con số đó được tính toán là nhỏ hơn tiết diện sợi tóc của con người khoảng 30 lần.

Chỉ số bụi mịn PM2.5 dùng để biểu hiệu nồng độ bụi siêu mịn đo được trong vòng 24 giờ trong một mét khối không khí. Chỉ số này càng cao, chứng tỏ tình trạng không khí càng xấu, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Loại bụi này là một mối nguy hiểm tiềm tàng gây nên nhiều bệnh lý cho cơ thể, nhất là những bệnh về đường hô hấp. Bởi vì bụi mịn PM2.5 có khả năng đi sâu vào phế nang, dễ dàng vượt qua các vách ngăn khí, trà trộn vào hệ tuần hoàn máu. Thậm chí nó có thể tác động xấu đến hệ thần kinh của con người.
Bụi mịn cũng có khả năng gây ra các loại biến chứng nguy hiểm đối với các bệnh nhân mắc phải bệnh đái tháo đường. Và gây ra các bệnh lý về gan như xơ gan, rối loạn chức năng gan,…
Xem thêm:
- Hạn hán là gì? – Những điều bạn cần biết về hiện tượng tự nhiên này
- Núi Phú Sĩ phun trào – Sự đẹp đẽ lẫn kinh hoàng của núi lửa phun trào tại
Nhật Bản - Top 10 hoang mạc lớn nhất thế giới, hạng 1 không phải Sahara
2. Các tác hại của bụi mịn là gì?
Bụi mịn có kích thước rất nhỏ, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Tuy nhiên, những tác hại mà nó mang đến lại không hề nhỏ chút nào. Thậm chí là vô cùng nghiêm trọng đối với chúng ta.
2.1. Bụi mịn ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp
Nếu bạn sinh sống ở các thành phố lớn trong nước, đặc biệt là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chắc hẳn bạn đã từng vài lần trông thấy một buổi sáng tuy không lạnh nhưng lại mờ sương. Thực tế, đó không phải là sương mù – một hiện tượng thời tiết tự nhiên – như chúng ta thường nghĩ. Không khí mờ ảo, tầm nhìn giảm là do nồng độ bụi mịn tăng lên đột biến, tạo thành những khối bụi lớn trong không khí, trông như sương mù.

Vào những ngày như thế, mọi người sẽ dễ dàng gặp phải những triệu chứng về hô hấp như hắt xì liên tục, chảy nước mũi, ngạt thở, mắt khô, viêm họng… Đó là bởi vì bụi mịn xâm lấn vào đường hô hấp, đi sâu vào trong túi phổi và các tĩnh mạch, và gây ra những triệu chứng đó.
Về lâu về dài, nếu cứ tiếp tục sinh hoạt trong môi trường có chất lượng không khí tệ như vậy, có khả năng sẽ làm phát sinh bệnh viêm phế quản, những bệnh liên quan đến phổi, cao huyết áp và hệ tim mạch.
2.2. Bụi mịn làm tăng khả năng mắc ung thư
Thậm chí đối với những người đã có bệnh lý nền ở mức mãn tính, mắc bệnh ung thư, nguy cơ tử vong có thể tăng cao hơn.
Theo kết quả của một nghiên cứu được thực hiện bởi WHO kết hợp với IARC (Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế – International Agency for Research on Cancer), chất lượng không khí, nồng độ khói bụi tỷ lệ thuận với tỷ lệ người bị ung thư. Theo đó, cứ mỗi 10 µg bụi mịn trên một mét khối không khí được tăng lên, sẽ tương ứng với sự gia tăng của khoảng 22% người mắc phải bệnh ung thư.
2.3. Bụi mịn ảnh hưởng đến quá trình sinh sản
Đã có rất nhiều trường hợp thai nhi bị ảnh hưởng bởi bụi mịn. Cụ thể hơn, khi bụi mịn xâm nhập vào cơ thể của phụ nữ mang thai, nhiều khả năng sẽ làm cho máu bị nhiễm độc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhau thai.
Từ đó, bụi mịn sẽ tiếp tục luồn lách, hoành hành trong các vi mạch, khiến cho thai nhi phát triển kém hơn. Trẻ khi sinh ra có thể sẽ gầy yếu, thậm chí là có nhiều khả năng bị các bệnh về thần kinh, đặc biệt là chứng tự kỷ.
2.4. Một số tác hại khác của bụi mịn
Tác hại của bụi mịn không chỉ dừng lại tại đó, mà nó còn gây ra vô vàn triệu chứng xấu cho sức khỏe chúng ta. Trong đó, đáng lưu ý nhất là một số triệu chứng dưới đây.
Bụi mịn cũng có khả năng len lỏi vào hệ thần kinh não bộ. Sau đó, chúng sẽ gây ra hiện tượng suy nhược thần kinh ở người lớn, trí nhớ kém, não bộ hoạt động không hiệu quả. Thậm chí, bụi mịn còn có thể làm tăng khả năng đột quỵ.
Các nghiên cứu và phân tính của EPA (Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ – United States Environmental Protection Agency) đã đưa ra những khẳng định về bụi mịn. Cụ thể, những kim loại nặng có trong bụi mịn, đặc biệt là bụi mịn PM2.5 không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư, mà còn có thể ảnh hưởng đến các phân tử mang thông tin di truyền, dẫn đến đột biến gen.
3. Cách bảo vệ sức khỏe khỏi tình trạng không khí xấu do bụi mịn
Cách triệt để, hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề bụi mịn, chính là giải quyết nơi bắt nguồn, sản sinh ra bụi mịn. Ngoài ra, có thể thay thế các thiết bị di chuyển thông thường bằng những phương tiện sử dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường. Ví dụ như xe đạp, xe máy điện,…
Nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng để làm điều đó. Vì thế, tự trang bị cho bản thân là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe khỏi sự ảnh hưởng của loại bụi này.
3.1. Đeo khẩu trang chống bụi mịn
Việc làm đầu tiên để phòng chống bụi mịn, cũng là cách dễ nhất để phòng chống loại bụi này là sử dụng những loại khẩu trang có khả năng kháng bụi, lọc bụi hiệu quả. Khẩu trang thông thường sẽ có khả năng ngăn chặn sự len lỏi của bụi PM10, là bụi có kích thước 10μm. Những loại khẩu trang chuyên biệt khác sẽ có thể ngăn chặn được bụi nhỏ hơn.

Đối với các loại khẩu trang dùng một lần, chỉ nên đeo chúng trong một khoảng thời gian nhất định. Không nên đeo quá lâu, cũng như tái sử dụng khẩu trang dùng một lần. Vì khi đó, chất lượng của khẩu trang không còn được đảm bảo, thậm chí có thể gây hại ngược lại cho sức khỏe của chúng ta.
3.2. Tránh ra ngoài vào giờ cao điểm
Nếu không thực sự cần thiết, bạn hãy cân nhắc tránh xa những nguồn phát sinh ra bụi mịn như các nhà máy, công trường, nút giao thông trọng điểm,… vào những giờ cao điểm.
Cụ thể, giờ cao điểm thường là từ khoảng 7 đến 8 giờ sáng khi mọi người di chuyển đến nơi làm việc, học tập; và từ 17 đến 19 giờ chiều tối, đây là khung giờ tan tầm của mọi người nên đường phố sẽ đã biệt đông đúc. Khoảng thời gian không khí ít bụi mịn nhất là vào những lúc có ánh sáng mạnh từ mặt trời, từ 1 đến 2 giờ trưa, và vào nửa đêm khoảng 23 giờ đến 2 giờ sáng hôm sau.
Việc hạn chế ra đường vào giờ cao điểm không chỉ giúp bạn tránh khỏi các nguồn phát sinh bụi mịn, mà còn là một hành động góp phần giảm bớt nồng độ bụi mịn trong không khí. Bởi vì nồng độ bụi có thể thay đổi cao hay thấp tùy thuộc vào mật độ xe cộ tại địa điểm đó. Nếu cần thiết phải ra ngoài, hãy cân nhắc sử dụng các thiết bị di chuyển công cộng.
3.3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Bên cạnh sử dụng khẩu trang mỗi khi ra đường, một chế độ ăn uống khoa học cũng sẽ giúp bạn hình thành một lớp khiên bảo vệ sức khỏe khỏi những tác nhân xấu của môi trường, đặc biệt là sự công phá của bụi mịn.
Cần bổ sung thêm nhiều rau, củ, quả vào khẩu phần ăn để nạp thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Việc này sẽ làm tăng sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn thương, cung cấp thêm lượng oxy để các tế bào hoạt động trơn tru, hiệu quả.
Bụi mịn là gì? Bụi mịn không phải là cảnh giới cao nhất của ô nhiễm môi trường. Mà còn có thể có những biến tướng tệ hơn nữa. Việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe bản thân trước tiên phải bắt nguồn từ ý thức của mỗi người dân, để tạo nên một cộng đồng có ý thức tốt hơn. Bởi vì một môi trường tốt, xanh sạch đẹp sẽ là tiền đề cho một sức khỏe tốt hơn.