Cá chim – Những điều thú vị mà có thể bạn chưa biết

0
2246

Cá chim là một trong những loài thủy sản phổ biến ở Việt Nam. Đây là loại cá có nhiều giá trị dinh dưỡng và là món ăn ưa thích của rất nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về các chim thông qua bài viết dưới đây. 

Xem Nhanh

1. Nguồn gốc 

Cũng như các loài cá khác, cá chim được chia làm hai loại chính là cá nước ngọt (cá chim trắng) và cá biển. Nhưng phổ biến hơn chính là cá trắng nước ngọt. Loài cá này là một chi cá nước ngọt trong họ Serrasalmidae thuộc bộ cá chép mỡ Characiformes.

Cá chim trắng có tên tiếng Anh là Silver pomfret và tên khoa học là Stromateoides argenteus (Euphrasen, 1788). Chúng có thân hình tròn trịa, phần thịt chắc không bị bở, không có nhiều xương, xuất hiện nhiều nhất trên các lưu vực sông tại Amazon (Nam Mỹ). 

cá chim

2. Đặc điểm sinh học

2.1 Hình thái

Chúng ta có thể phân biệt cá chim với các loại sinh vật biển khác qua các đặc điểm sau:

  • Có thân hình dẹt, phần đầu nhỏ và tròn, mắt to, đuôi hình chữ V.
  • Khi đến giai đoạn trưởng thành, cá sẽ có vây đỏ, thân trắng bạc, trên thân có các đốm sao. 
  • Đặc biệt chúng sở hữu 2 hàm răng vô cùng sắc nhọn. Vũ khí lợi hại giúp chúng săn mồi chỉ trong khoảnh khắc. 
  • Từ phần đuôi cho đến vây ngực đều có nhiều vây gai nổi lên sắc nhọn như những chiếc răng cưa. Phần vây bụng dưới có màu đỏ thẫm. 
  • Cá có vây lưng và vây sau bao phủ gần như toàn bộ cơ thể. Chúng có thể phát triển chiều dài đến 100 cm, nhưng bình thường dài khoảng 50 đến 60cm.

Tùy thuộc vào môi trường sống mà cá chim sẽ biến đổi và mang ngoại hình với màu sắc khác nhau. Nếu sống trong môi trường có nhiều kiềm hoặc nơi có điều kiện ánh sáng yếu thì cá trắng sẽ có màu đen. Còn khi nuôi trong các khu vực ao hồ nước hơi chua thì cá có màu sáng bạc lấp lánh. 

2.2 Môi trường sống 

Cá chim sống trong môi trường nước có nhiệt độ từ 21-32 độ C, nhưng thích hợp nhất là trong khoảng từ 28-30 độ C. Và chúng rất sợ lạnh, nhiệt độ mà nó có thể sống được không được thấp dưới 10 độ C. Nếu quá thấp, cá sẽ có biểu hiện không bình thường và chết. 

cá chim

Độ mặn cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chúng. Chúng chỉ có thể sống bình thường ở độ mặn dưới 5 – 10 và không thể sống được nếu độ mặn lên đến 15.  

Các tài liệu cho thấy trước đây cá chim sống tập trung chủ yếu ở khu vực hạ lưu con sông Amazon ở Brazil và được nhập vào Việt Nam từ năm 1998. 

Cá chim có đặc điểm thích nghi tốt nên chúng có thể sống ở trong các khu vực chật hẹp như ao, hồ, đầm với độ pH từ 5,6 – 7,4. Đặc biệt cá này có thể sinh sống và phát triển tốt nhất ở những nơi có điều kiện oxy từ 4 tới 6 mg/l. Nếu so sánh với các dòng cá khác thì loài này có khả năng chịu đựng oxy tốt hơn nhiều.

2.3 Tập tính của cá chim

Chúng có tập tính sống tập trung và di chuyển theo bầy đàn. Vì sở hữu hàm răng sắc nhọn và có họ gần với loài cá hổ dữ tợn thích săn mồi nên cá này từng bị hiểu lầm là cá ăn thịt. Thực tế, chúng rất hiền lành, có phần chậm chạp nên rất dễ dàng bị đánh bắt. Khi còn nhỏ, cá chim thường sống ở vùng cạn, nhưng di cư đến độ sâu khoảng 200 mét khi chúng trưởng thành.

Cá chim chủ yếu hoạt động vào ban đêm và sẽ di chuyển gần bờ hơn để kiếm ăn khi trời tối. Vào ban ngày, chúng chủ yếu nằm yên và bị chôn vùi dưới một lớp cát để ẩn náu khỏi những kẻ săn mồi. Chúng chủ yếu ăn giun lông, động vật giáp xác và một số loại động vật thân mềm.

Cá chim làm việc rất chăm chỉ, siêng bắt mồi và còn nuốt rất nhanh. Vì là loài ăn tạp nên chúng có thể ăn các thức ăn như thực vật thủy sinh, tôm, cá nhỏ, các loài nhuyễn thể,…

2.4 Sinh sản

Ở sông Amazon, khi được 32 tháng tuổi cá này đã có thể sinh sản tự nhiên. Tuy nhiên, những loại cá nuôi trong ao không đẻ tự nhiên được mà cần phải có kích dục để cá giao phối và sinh sản nhân tạo.

Ở một số nước và khu vực có nghề nuôi cá chim trắng nước ngọt đã kiểm chứng các đặc điểm của loài này. Ở nước ta, mùa sinh sản của chúng thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 hàng năm. Thời điểm cá giao phối và nhiều nhất là từ đầu tháng 5.  

Cá chim đực hoạt động tình dục tương đối nhanh chóng và sẵn sàng sinh sản vào khoảng 2 hoặc 3 năm. Đối với con cái, thời gian dài gấp đôi. Chúng sẽ đẻ trứng trong suốt mùa đông và trứng và ấu trùng của chúng trưởng thành chậm. Khi trứng nở ra, một mắt nằm ở mỗi bên đầu. 

Xem thêm:

3. Các loại cá chim và đặc điểm của chúng

Ngoài cá trắng và cá đen là hai loại phổ biến được nhiều người biết đến, có rất nhiều loại cá chim khác mà có thể bạn chưa biết đến. 

3.1 Cá chim trắng

cá chim
  • Nguồn gốc cá chim trắng: Nam Mỹ.
  • Loài: Cá.
  • Chi: Pampus.
  • Vùng phân bố: Tại Việt Nam chúng phân bố chủ yếu tại vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung Bộ.
  • Đặc điểm: Dễ nhận diện nhất bởi thân hình thoi ngắn và toàn thân màu trắng, trên thân có một ít vảy.  

3.2 Cá chim đen

cá chim
  • Tên: Cá chim đen, cá trà.
  • Tên khoa học: Parastromateus niger.
  • Tên tiếng Anh: Black pomfret.
  • Loài: Cá.
  • Chi: Parastromateus.
  • Vùng phân bố: Tại Việt Nam chúng phân bố chủ yếu tại vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung Bộ.
  • Đặc điểm: Cá chim đen khi trưởng thành chiều dài cơ thể có thể lên tới 75cm, thân hình có hình thoi và dẹt ở 2 bên. Phần đầu của cá tương đối to, mồm tròn cùng hàm răng sắc nhọn. Toàn thân thường có màu nâu xám hoặc đen.

3.3 Cá chim gai

cá chim
  • Tên thường gọi: Cá chim gai, cá liệt sứa, cá tín.
  • Loài: Cá.
  • Chi: Psenopsis.
  • Họ: Centrolophidae. 

3.4 Cá chim giấy

cá chim
  • Tên thường gọi: Cá chim giấy.
  • Họ: Ephippidae.
  • Đặc điểm: Cũng sở hữu thân hình thoi dẹt, và mang màu sắc bắt mắt hơn với phần đuôi được điểm sắc vàng. 

3.5 Cá chim vây vàng

cá chim
  • Đặc điểm: Về thân hình loài cá này có phần gầy và dẹt hơn cá chim bình thường, vây có màu vàng rực rỡ. 
  • Vùng phân bố: Vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ

3.6 Cá chim nàng

cá chim
  • Loài: Cá.
  • Vùng phân bố: Tây Thái Bình Dương, từ quần đảo Natuna và Đài Loan đến Java và tây bắc nước Úc.
  • Đặc điểm: Thân cá có những sọc chéo màu nâu dạng hoa văn hướng lên, trên mặt cá có những dải hình tròn rộng. 
  • Họ: Chaetodontidae.

3.7 Cá chim nàng đào đỏ

cá chim
  • Họ: Chaetodontidae.
  • Đặc điểm: Trên thân có những đường chéo màu đen và trắng đan nhau, đuôi màu vàng rực có đốm đen.

3.8 Cá chim Ấn Độ

cá chim
cá chim
  • Tên khoa học: Ariomma indicum.
  • Họ: Ariommatidae.
  • Đặc điểm: Thân hình dài và dẹt hơn so với các loài cá chim khác, toàn thân phủ màu bạc. 

4. Các món ăn ngon từ cá chim

Theo nghiên cứu thì trong thịt của loại cá này rất giàu chất dinh dưỡng. Trong 100 gam cá có cung cấp các loại vitamin như vitamin A, B, C, tương ứng với 126 kcal.

Theo Đông y, thịt của chúng có công dụng rất tốt cho cơ thể về các cơ quan như dạ dày, ruột,… Ngoài ra còn giúp các khớp xương hoạt động linh hoạt. Rất bổ dưỡng đối với những người vừa ốm dậy, ăn kém, thiếu máu lên não gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau nhức và tê cứng các khớp

Vì mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao nên loại cá này rất được ưa chuộng trong các bữa ăn gia đình Việt. Vậy thì nên làm món nào với cá này cho hấp dẫn. Dưới đây là các gợi ý dành cho bạn.

4.1 Cá chim nướng 

Vào những ngày trời se lạnh hay mưa, cả gia đình quây quần bên chiếc lò nướng và dùng món nướng thì thật không còn gì bằng. Với một số nguyên liệu như riềng, sả, ớt và cá chim cùng với cách làm đơn giản, bạn đã có thể chế biến được món ăn này. 

cá chim

Cách làm: 

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế cá sạch sẽ. 
  • Bước 2: Tẩm ướp gia vị. Cá chim có thể nướng nhiều kiểu như nướng muối ớt, nướng giấy bạc riềng sả, nướng sa tế,… Tùy vào cách bạn chọn nướng thì nên có các gia vị ướp cho phù hợp.
  • Bước 3: Chuẩn bị lò nướng. Hiện nay có rất nhiều thiết bị gia dụng dùng để cho việc nướng thức ăn. Nhưng nếu được, lời khuyên cho bạn là nướng với lò than, món cá nướng của bạn sẽ có hương vị ngon hơn rất nhiều. 

Cho cá lên vỉ. Chú ý trở hai mặt cá để cá chín đều. Có thể thưởng thức kèm với rau sống và bún hoặc bánh tráng.

4.2 Cá chim kho

Món kho là món ăn phổ biến với đại đa số người dân Việt. Độ ngọt thịt của cá chim kết hợp với gia vị đậm đà sẽ đem đến cho gia đình bạn một bữa ăn ngon lành và nhiều dinh dưỡng. Món ăn thích hợp nhất là ăn kèm với cơm trắng. 

Cách làm: 

  • Bước 1: Rán cá. Rán cá để phần da cá giòn và hơi có màu vàng. Như vậy sau khi kho món ăn sẽ đẹp mắt hơn.
  • Bước 2: Tẩm ướp gia vị. Tiến hành ướp gia vị cho cá. Để trong thời gian 30 – 45 phút cho cá ngấm gia vị. Như vậy món cá chim kho mới đậm đà.
  • Bước 3: Kho cá. Cho phần cá chim đã ướp gia vị vào nồi, thêm ít nước ngang bề mặt cá. Đun lửa to đến khi nước săn lại và thấm vào cá. Sau đó riu lửa đến chi cá chín. Nếu dùng bằng nước tương thì cho nước tương vào kho cùng cá. 
  • Bước 4: Hoàn thành. Nếm thử lại nước kho cho vừa khẩu vị để điều chỉnh lại nếu chưa vừa miệng. Canh chừng bếp không để lửa quá to không để nồi cạn nước. Kho ở khoảng thời gian vừa đủ để nước kho hơi cạn và sệt lại. 
  • Bước 5: Bày ra đĩa.

Cá chim là loại cá phổ biến và chứa rất nhiều dinh dưỡng cho chúng ta. Ngoài ra, có rất nhiều món ăn được chế biến bằng cá chim để cân bằng và làm phong phú thêm bữa ăn cho gia đình. Bài viết trên là một số thông tin về cá chim mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng sẽ mang đến thông tin mà bạn cần. 

Nguồn: asie.vn