Cá chim trắng – Những điều cần biết về loài sinh vật này

0
1957

Cá chim trắng là một loài cá quen thuộc ở Việt Nam. Đây là nguyên liệu thơm ngon và đầy chất dinh dưỡng luôn thường trực tại các bữa ăn của gia đình. Vậy bạn biết gì về nó? Hãy cùng tìm hiểu về đặc tính và cách nuôi chúng qua bài viết này nhé.

Xem Nhanh

1. Nhận biết cá chim trắng

Cá chim có rất nhiều chủng loại khác nhau. Vậy liệu bạn có biết loại cá chim chúng ta tiêu thụ hằng ngày chính là cá chim trắng đấy. Đơn giản là vì loài vật này phân bố chủ yếu và tập trung sinh sống ở ngoài khơi Trung Đông, Nam á và Đông Nam á. Cũng chính là khu vực của Việt Nam ta. 

Chúng có tên khoa học là Pampus argenteus (Euphrasen, 1788) và tên tiếng anh là Silver Pomfret. Chúng loài cá nhiệt đới, tròn mập, chắc thịt, vây đuổi chẻ, vây ngực dài và không có nhiều xương lắm. Trọng lượng trung bình của cá chim dao động từ 4-6kg.

Nhưng hiện nay, vì tình hình đánh bắt quá mức của các ngư dân, chúng ta thường chỉ thấy loại này ở mức 1kg trở xuống.

2. Đặc tính của cá chim trắng

2.1. Về hình thái

cá chim trắng
Cá chim trắng

Loại cá này rất dễ nhận biết qua hình dạng đặc trưng bên ngoài của chúng. Cụ thể như sau:

  • Sở hữu thân hình bằng phẳng, dẹt, phần đầu tròn và khá nhỏ so với tổng thể. Như các loại cá khác, chúng có đôi mắt to với đường kính bằng 1 phần 4,5 chiều dài đầu. 
  • Đuôi chẻ hình chữ V phân thành 2 thùy, thùy dưới dài hơn thùy trên.  
  • Thường có màu bạc hoặc trắng với một ít vảy.
  • Sau khi phát triển đến giai đoạn trưởng thành, trên cơ thể cá chim sẽ xuất hiện các vây đỏ và các đốm sao.
  • Miệng rất bé, gần như thẳng đứng, hàm dưới ngắn hơn hàm trên. Nổi bật với 2 hàm răng nhỏ và dẹt nhưng vô cùng sắc nhọn, sẵn sàng dứt điểm bất cứ con mồi nào chỉ với một cú đớp. Hàm trên có 2 hàng răng, hàng ngoài 10 răng và hàng trong 4 răng. Hàm dưới cũng có 2 hàng răng, hàng ngoài 14 răng với 6 răng lớn và 8 răng nhỏ, hàng trong có 2 răng. Mặt răng có dạng răng cưa.
  • Từ phần chân, vây ngực cho đến hậu môn đều có chi chít các gai nhọn như bánh răng cưa.
  • Số lượng mang của cung mang thứ nhất là từ 30-36 mang.  Số vảy đường bên là từ 81-98 vảy. Số vảy trên đường bên từ 31-33 vảy. Số vảy dưới đường bên 28-31 vảy. Tia vây không có gai cứng. Số vây lưng là 18-19 vây. Số vây ngực là 14 (có 13 tia phân nhánh, 1 không phân nhánh). Số vây bụng là 8 (7 tia phân nhánh, 1 không phân nhánh). Số vây hậu môn là 26 (24 tia phân nhánh, 2 tia cứng không phân nhánh).
  • Bụng dưới và hậu môn của cá chim có màu đỏ sẫm.

Dù cơ thể màu trắng và bạc là khá phổ biến, nhưng điều này có thể thay đổi vì môi trường sống của chúng. Ví dụ, nếu chúng sống trong môi trường có nhiều kiềm hoặc thiếu ánh sáng xung quanh, cơ thể loài này sẽ có màu đen. Ngược lại, nếu ở các ao hồ có ánh sáng đầy đủ, nước chua, cá sẽ có màu bạc trắng trông rất bắt mắt.

Xem thêm:

2.2. Môi trường sống

Nhiệt độ lý tưởng để cá chim sinh sống là từ 21 đến 32 độ C. Nhiệt độ thấp nhất chúng có thể chịu đựng là 10 độ C, tức là nếu nhiệt độ hạ thấp hơn mức này, tỷ lệ tử vong là khá cao.

Ngoài ra, loài cá này có khả năng thích nghi với độ pH tương đối rộng, nhưng độ pH lý tưởng nhất là từ 5,6 tới 6,4.

Điều kiện Oxy từ 4 đến 6 mg/l là tốt nhất cho sự phát triển của cá, tốt hơn khá nhiều so với các dòng cá khác.

Tốc độ sinh trưởng của loài cá chim nước ngọt là rất cao. Theo nghiên cứu, trong lượng cơ thể của chúng có thể tăng đến 100g chỉ sau 1 tháng. Trong điều kiện thích hợp,  cá có thể đạt từ 1,2-2kg sau 6-7 tháng nuôi. Tuổi thọ của loài cá này cũng khá cao, có thể lên đến 10 năm.

2.3. Sinh sản

Trong khu vực Đông Nam Á, mùa giao phối của chúng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm. Thời điểm giao phối mạnh mẽ nhất là vào đầu tháng 5, số lượng trứng được đẻ ra mỗi lần giao phối có trung bình từ 8 đến 10 ngàn trứng. 

Khoảng cách sinh sản mỗi lứa trung bình là 1 tháng, đây là khoảng thời gian nghỉ đẻ và chăm sóc lứa trứng đầu tiên của cá chim trắng.

3. Kỹ thuật nuôi

3.1. Ao nuôi

Đầu tiên phải nhắc đến chính là công đoạn chuẩn bị ao nuôi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Diện tích tối thiểu 500m2, tuy nhiên khuyến cao nên chuẩn bị ao càng rộng càng tốt, thích hợp cho sự vận động và phát triển của cá.
  •  Độ sâu nên từ 1,5 đến 1,8m.
  • Ao cần có hệ thống cấp thoát nước chủ động, nguồn nước tốt, mặt thoáng rộng,…

Công đoạn chuẩn bị ao bao gồm các bước:

  • Rút cạn nước, vét bùn đến khi còn lại từ 20-30cm bùn.
  • Làm vệ sinh ao, rải phân chuồng từ 25-30kg/m2, phân xanh từ 25-30kg/100m2. Rải đều, cày bừa 1-2 lần, đưa nước sâu 30-40cm và ngâm ao 2 ngày.
  • Phải đảm bảo mực nước từ 1-1,2m trước khi thả cá.

3.2. Thả cá giống

Cần phải chú ý đến số lượng cá giống nuôi đề có một mật độ sinh sống hợp lý. Tốt nhất nên từ 5-10 con trên 1m2. 

Thời gian thả: tốt nhất là vào vụ xuân (tháng 2-3 hằng năm) và vụ thu (tháng 6-8 hằng năm). 

Cần phải tính toán kỹ lưỡng để tránh trường hợp thu hoạch cá vào mùa đông vì loài cá chim này không chịu được nhiệt độ lạnh.

Kích thước cá giống nên từ 8-12cm, đây là kích thước ổn của cá chim con, đảm bảo tính khỏe mạnh, cân đối, đồng đều.

Nếu vận chuyển trong thời gian dài (trên 6 tiếng) nên thay nước và bơm Oxy để đảm bảo chất lượng cá giống.

Cá giống phải khỏe mạnh, không bị bệnh, không xây xát, không mất nhớt và toàn thân trơn bóng.

3.3. Thức ăn

Chúng là loài phàm ăn và ăn tạp nên thức ăn chuẩn bị cho chúng có thể là bèo tấm, lá rau hoặc hỗn hợp thức ăn gồm bột cá + đậu tương: 30%, cám gạo + bột gạo.

Liều lượng khi cho ăn:

  • Tháng 3-6: Lượng thức ăn từ 5-8% trọng lượng đàn.
  • Tháng 7-8: Lượng thức ăn từ 4-6% trọng lượng đàn.
  • Tháng 9-10: Lượng thức ăn từ 3-5% trọng lượng đàn.
  • Tháng 11 trở đi: Lượng thức ăn từ 2-3% trọng lượng đàn.
cá chim trắng
Mô hình nuôi cá chim trắng

3.4. Chăm sóc và quản lý

Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để điều chỉnh thức ăn, phân bón, và nước phù hợp. Trung bình thay nước 1 tuần 1 lần, mỗi lần thay ⅓ lượng nước trong ao.

Duy trì độ béo của nước ao: lá dầm 10-20kg/100m2 + phân chuồng 10-20kg/100m2; 15 ngày bón 1 lần.

Cần phải có phương án chống lũ từ đầu mùa vì cá chim giống trắng có tập quán kéo đàn theo nước tràn đi rất nhanh.

3.5. Thu hoạch

Cá chim giống trắng phát triển khá đồng đều về mặt kích cỡ. Lưới kéo là một trong những dụng cụ thích hợp nhất để thu hoạch. Có thể thu hoạch được đến 90% tổng sản lượng trong ao ngay mẻ lưới đầu tiên.

4. Hướng dẫn nấu các món ăn ngon

4.1. Fillet sốt cam

Nếu bạn đang tìm kiếm sự mới lạ trong các món ăn, bạn chán ngấy với những món lặp đi lặp lại hằng ngày thì cá chim Fillet sốt cam sẽ là một lựa chọn không tồi để bản đổi gió đấy.

cá chim trắng
Cá chim trắng Fillet sốt cam

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 con cá chim, ½ trái cam vàng, 2 muỗng cà phê bột bắp, 1 muỗng cà phê bột tỏi, 1 cốc nước lọc, 1 ít dầu hoa cải, đường vàng và muối trắng.

Các bước thực hiện:

  • Làm sạch cá chim bằng nước sạch và muối trắng. Sau đó dùng dao lóc phần xương cá ra. Ướp với hỗn hợp gồm dầu hoa cải, bột tỏi, hạt nêm và chờ 30 phút cho cá thấm gia vị.
  • Cho dầu vào chảo và chiên cá vàng đều. Sau đó vớt cá ra và cho vào giấy thấm dầu để khử bớt dầu, tránh cảm giác ngấy khi ăn.
  • Tiếp theo là làm nước sốt, vắt cam lấy nước bỏ hạt, cho 1 ít đường vào và khuấy đều.
  • Dùng chảo nấu nước cam cho sôi và để nhỏ lửa. Thêm vào một ít bột bắp và nước lọc cho dung dịch loãng bớt, khuấy đều tay để tránh vón cục. Nêm nếm thêm vừa miệng và tắt bếp.
  • xếp cá vào dĩa rồi cho nước sốt lên trên bề mặt. Ăn kèm với cơm có vị chua ngọt và béo béo của cá chim.

4.2. Canh cá chim nấu ngót

Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn truyền thống, đậm đà hương vị Việt Nam và thơm ngon cho gia đình bạn, món canh nấu ngót sẽ là một lựa chọn hoàn hảo.

cá chim trắng
Cá chim trắng nấu ngót

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 con cá chim, 300g cà chua, 100g ngò, các gia vị như muối, đường, bột ngọt, nước mắm, hạt nêm, chanh, dầu ăn và 500ml nước.

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch cá bằng nước và muối, cắt làm đôi và để ráo nước. Bật bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn và chiên sơ cá.
  • Rửa sạch cà chua sau đó cắt múi, tận dụng chảo sau khi chiên cá thì cho vào 1 ít tỏi. Xào sơ cà chua để cà ra màu, canh sẽ đẹp mắt hơn.
  • Bắt 1 cái nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn + tỏi phi thơm, tiếp tục cho cá vào, trở mặt cá. Đổ 500ml nước vào nồi, cho gia vị đường + muối vào, đậy nắp vung lại và nấu cho đến khi nước canh sôi.
  • Khi cá chín, cho cà chua sau khi xào vào. Rửa sạch ngò và cắt khúc cho vào nồi, tiếp tục đun sôi thêm 5 phút.
  • Tắt bếp, cắt nửa trái chanh, vắt nước cho vào nồi. Nêm nếm lại canh với hạt nêm, nước mắm, đường,… cho đến khi vừa miệng.
  • Múc ra tô và món canh cá chim nấu ngót này sẽ càng tuyệt vời hơn khi ăn kèm với nước mắm ớt nhé.

4.3. Cá chim chiên

Nếu bạn không có nhiều thời gian, nhưng vẫn muốn chuẩn bị được một bữa ăn ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng thì cá chim chiên chính là một sự lựa chọn không tồi.

cá chim trắng
Cá chim trắng chiên

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 con cá chim, dầu, rau sống, cà chua, hành, tỏi, gia vị,…

Các bước thực hiện

  • Vệ sinh cá bằng nước và muối. Rau củ rửa sạch bỏ vỏ.
  • Pha nước mắm với tỏi, chanh, đường, muối,…. tùy vào sở thích mỗi người.
  • Đun sôi chảo dầu và cho cá vào chiên, đào đều tay và nhẹ nhàng để cá chín đều và không bị nát.
  • Hạ nhỏ lửa để cá chín đều từ trong ra ngoài. Sau khi chín thì vớt ra cho vào giấy thấm dầu.
  • Đưa cá lên dĩa và trang trí với xà lách, cà chua. 

Đó là tất cả những gì mình muốn chia sẻ với các bạn về cá chim trắng. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có một kiến thức rõ ràng hơn về loài cá chim giống trắng, loại thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hằng ngày. 

Nguồn: https://asie.vn/