Hướng dẫn cách trồng tỏi tại nhà chi tiết nhất ai cũng làm được

0
721

Tỏi không chỉ là gia vị không thể thiếu trong các món ăn Việt Nam mà tỏi còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như hỗ trợ điều trị ung thư, chữa cảm cúm, thấp khớp.. Bên cạnh đó, tỏi còn là loại cây dễ trồng và không quá tốn công chăm sóc. Bạn có thể tham khảo cách trồng tỏi tại nhà trong bài viết sau để có thể thưởng thức những củ tỏi thơm ngon do chính mình trồng được.

Xem Nhanh

1. Hướng dẫn cách trồng tỏi tại nhà cực kỳ chi tiết

1.1. Chuẩn bị dụng cụ trước khi trồng tỏi

Trước khi thực hiện cách trồng cây tỏi tại nhà, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:

  • Các loại dụng cụ trồng

Bạn có thể trồng tỏi trong chậu hoặc tận dụng các loại khay, thao, thùng xốp không dùng đến để trồng tỏi. Dưới đáy chậu, cần có lỗ để thoát nước tốt.

  • Chuẩn bị đất trồng

Tỏi thích hợp với loại đất thịt nhẹ, tơi xốp, dễ thoát nước. Bạn có thể mua đất trộn sẵn, hoặc trộn đất với phân hữu cơ, vỏ trấu, xơ dừa,..

  • Chọn giống tỏi

Tỏi làm giống bạn nên chọn loại tỏi sạch, có tép lớn, cứng, không bị sâu, mọt. Tránh chọn giống tỏi có tép nhỏ hoặc tép bị lép. Bạn cũng có thể chọn giống tỏi từ cây con hoặc hạt giống, tuy nhiên trồng tỏi bằng tép được cho là có hiệu suất nảy mầm cao nhất khi trồng tại nhà.

cách trồng tỏi tại nhà

Chuẩn bị dụng cụ trước khi trồng tỏi

1.2. Cách trồng tỏi tại nhà

Trước khi tiến hành trồng tỏi, tép tỏi giống cần được ngâm khoảng 3 tiếng và vớt ra để ráo. Lấy tỏi giống đã chuẩn bị trồng xuống đất. Kỹ thuật trồng tỏi đúng là chỉ cần cắm ⅔ tép tỏi vào đất. Bạn cần đặt đầu tép tỏi hướng lên trên và phần rễ cắm xuống đất. Mỗi tép tỏi nên trồng cách nhau khoảng 8-10cm để chúng đủ điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này để thực hiện cách trồng tỏi cô đơn trong chậu. Chỉ cần đổi tép tỏi giống thành tỏi cô đơn là được.

Nếu chậu trồng quá nhỏ, bạn có thể giảm khoảng cách lại. Tuy nhiên vẫn đảm bảo khoảng cách tối thiểu 5-6 cm, không nên trồng quá dày.

Tiếp theo, dùng rơm, cỏ khô hoặc lá mục phủ lên phần vừa gieo để giữ ấm và hạn chế thoát hơi nước. Đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng, tưới đủ nước để rễ cây phát triển.

cách trồng tỏi tại nhà

Thực hiện cách trồng tỏi tại nhà theo hướng dẫn

2. Cách chăm sóc và thu hoạch tỏi sau khi trồng

2.1. Chăm sóc cây tỏi

Ngoài quan tâm cách trồng tỏi tại nhà, vạn cũng cần nắm được cách chăm sóc để cây phát triển tốt nhất. 

Khi mới trồng, cần đảm bảo đủ nước để rễ cây phát triển. Đến khi cây bắt đầu nảy mầm thì chỉ nên tưới 1 lần mỗi tuần. Thời điểm này bạn cũng cần thường xuyên làm cỏ và xới đất.

Khi cây tỏi cao đến 10cm, bạn nên tiến hành bón lót đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân bò hoặc phân trùn quế. Sau đó 1 tháng sẽ lặp lại bón lót 1 lần. Mỗi lần bón lót cần kết hợp xới đất cho tơi và nhổ cỏ.

cách trồng tỏi tại nhà

Các bước chăm sóc và bón phân cho cây tỏi

2.2. Phòng trừ sâu bệnh hại cây

Trong quá trình chăm sóc cây, bạn cần quan sát thường xuyên và chú ý những dấu hiệu sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Sau đây là một số loại sâu bệnh thường gặp ở cây tỏi.

  • Sâu đục thân

Loại sâu này khi còn non thường tấn công bẹ lá. Đến trưởng thành sẽ đục vào thân củ. Điều này làm cho cây dễ bị thối thủ, ảnh hưởng đến năng suất.

  • Sâu xanh da láng

Dấu hiệu nhận biết bị sâu xanh da láng ăn hại chính là những mảng trắng trên lá do chúng để lại khi cắn phá lớp biểu bì của lá. Loài sâu này khi trưởng thành thường dài từ 10-15mm, có 2 sọc nâu vàng bên thân. Loài sâu này thường cắn phá lá cây, đặc biệt là lá non.

  • Bệnh thối nhũn

Dấu hiệu nhận biết bệnh thối nhũn là củ thường có màu thâm đen, có dịch trắng hoặc bị thối rữa và gây mùi hôi rất khó chịu. Bệnh thối nhũn làm rễ thối và lá cây héo dần dẫn đến chết cây.

  • Bệnh sương mai

Bệnh sương mai có biểu hiện nhận biết ở lá già có màu xanh nhạt và có lớp nấm màu trắng. Khi bệnh nghiêm trọng, lá sẽ chuyển sang màu hơi đỏ, lúc này có thể ảnh hưởng đến phần củ.

  • Bệnh khô đầu lá

Dấu hiệu của bệnh khô đầu lá là trên thân và lá cây tỏi có nhiều vết hình bầu dục màu xám trắng và dần chuyển sang màu nâu vàng. Sau một thời gian, cây tỏi sẽ bị khô héo và chết dần.

cách trồng tỏi tại nhà

Theo dõi và ngăn ngừa kịp thời các loại sâu bệnh gây hại

2.3. Thu hoạch tỏi

Nếu bạn trồng tỏi muốn thu hoạch lá thì lấy kéo cắt ngang và chừa loại một đoạn gốc khoảng 4cm để cây tỏi có thể tiếp tục phát triển.

Củ tỏi có thể thu hoạch sau 3-4 tháng, lúc này lá tỏi đã già và sắp khô. Bạn có thể nhổ củ, giũ sạch đất và bảo quản ở nơi khô thoáng để dùng dần.

Trên đây là những chia sẻ về cách trồng tỏi tại nhà cực đơn giản. Tỏi vừa là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa cơm Việt, vừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn có thể áp dụng để trồng tỏi tại vườn nhà mình. Chúc các bạn thành công!