Cây phong lá đỏ và những điều bạn cần biết về loài cây bonsai này

0
2194

Cây phong lá đỏ là một loài cây tiêu biểu ở Nhật Bản, Hàn Quốc, và các địa điểm khu vực Bắc Mỹ. Đặc biệt là Canada, đất nước có quốc kỳ in hình lá phong đỏ. Hiện nay, loài cây này đã được phổ biến và trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.

Xem Nhanh

1. Vài nét về cây phong lá đỏ

Tên khoa học của giống cây phong lá đỏ là Acer rubrum, tên tiếng anh của chúng là Red Maple. Ngoài ra, loài cây này còn hay được gọi bằng một số cái tên khác như phong đầm lầy, cây thích,… 

Khi trưởng thành, cây phong lá đỏ có thể cao đến 15m (khoảng 49 ft). Nếu bạn quan sát kĩ sẽ thấy cả hoa, cuống lá, cành, và hạt của loài cây này đều mang những sắc độ đỏ khác nhau. Khi sang thu, những tán lá phong rộng lớn sẽ chuyển sang màu đỏ rực rất đẹp.

cây phong lá đỏ
Cây phong lá đỏ có thể cao đến 15m khi trưởng thành

Do công nghệ sinh học phát triển hiện đại, hiện nay đã có vô số giống cây phong lá đỏ được ra đời. Vì thế, dựa theo đặc điểm thùy và màu lá, người ta chia loài cây này thành những nhóm sau:

  • Linearilobum là nhóm các cây có lá bao gồm 5 thùy, 1 thùy dài nhất và mảnh.
  • Palmatum là nhóm các cây có lá bao gồm từ 5 đến 7 thùy.
  • Dissectum là nhóm các cây có lá bao gồm từ 5 đến 9 thùy, lá có màu đậm hơn và viền lá hình răng cưa.

Nguồn gốc xuất xứ và phân bố của cây phong lá đỏ

Có nhiều thông tin khác nhau về nguồn gốc xuất xứ của loài cây này. Có người cho rằng cây phong lá đỏ xuất xứ từ Bắc Mỹ, nhưng nhiều người khác lại tin rằng nó có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc.

Dù là xuất xứ từ đâu, thì phong lá đỏ cũng là một hình ảnh đặc trưng của các khu vực này. Những hàng cây lá đỏ rợp bóng luôn là đặc điểm thu hút khách du lịch mỗi mùa thu đông.

Loài cây này hiện đã được phân bố ở rất nhiều nơi với các đặc điểm khí hậu khác nhau trên thế giới. Nhưng chúng tập trung nhiều nhất  ở miền đông Bắc Mỹ. Đặc biệt là các vùng Ontario, Minnesota, Newfoundland, Miami, Texas,…

Đặc điểm của cây phong lá đỏ

Loài cây này ưa những nơi ẩm ướt, và sinh trưởng mạnh ở những nơi đất có khả năng thoát nước tốt. Đây là loài cây thân gỗ với lớp vỏ xù xì ở thân và cành cây có nhiều điểm tương đồng với cây sồi. Thân cây có màu xám trắng, nhưng càng lâu năm thì màu sẽ càng đậm hơn. Khi cây còn nhỏ, vỏ của nó mịn hơn, và trở nên sần sùi hơn khi cây lớn lên từ từ.

Lá cây có các thùy xòe ra như một bàn tay, có người lại thấy nó giống một bông hoa. Xung quanh các thùy là là viền răng cưa. Tùy theo mùa mà màu sắc trên cây sẽ biến đổi khác nhau, từ xanh non, đến đỏ, hoặc tía, rồi ngả cam, vàng,… Lá sẽ rụng khi đông đến và bắt đầu đâm chồi khi vào xuân.

Cây phong lá đỏ cũng có hoa. Hoa của chúng mọc thành từng chùm, rủ xuống, và có màu cam hoặc đỏ. Cấu trúc của những bông hoa này cũng khá lạ, bởi không phải cây nào cũng cho ra đồng đều cả hoa đực lẫn hoa cái. Mà có cây thì chỉ ra hoa đực, nhưng cũng có cây lại chỉ mọc hoa cái mà thôi.

cây phong lá đỏ có hoa
Hoa của cây phong lá đỏ

Quả phong mọc và chín muồi khi mùa hè sắp sửa vẫy tay tạm biệt. Cũng giống như lá và hoa của cây, quả phong cũng có màu đỏ. Khi cây phong đạt ngưỡng 4 năm tuổi, hạt của cây có thể được dùng để nhân giống, gieo trồng.

Khi trưởng thành, cây thường đạt độ cao từ 6 đến 10 m, thậm chí là 15 m nếu được chăm sóc cẩn thận và chu đáo. Gỗ của cây có thể dùng được để tạo ra những chiếc bàn, ghế, và các vật phẩm bằng gỗ khác.

Cây phong lá đỏ có trồng được ở việt nam

Chính vì đặc điểm ưa ẩm ướt, mà phong đỏ rất phù hợp với những khu vực có đặc điểm khí hậu nóng ẩm. Tuy vậy, chúng vẫn có thể phát triển tốt tại những khu vực có khí hậu lạnh, khu vực ôn đới khắc nghiệt, miễn là đất có thể đảm bảo độ thoát nước tốt.

Vì vậy mà khi du nhập vào Việt Nam, phong đỏ khá phù hợp và thích nghi tốt với khí hậu ấm áp tại Việt Nam. Tuy vậy, vào những khoảng thời gian nóng cực điểm, trời nắng gắt, lá cây có thể bị xém và rụng hết.

Ứng dụng cây phong lá đỏ vào cuộc sống

Vì màu sắc cũng như hình dạng tán lá mọc rất đẹp và đều, mà cây phong lá đỏ chủ yếu được dùng để trang trí, làm cảnh. Đặc biệt là ở những công trình xây dựng rộng lớn như công viên, các con đường đi bộ,… Những hàng cây phong đỏ rợp trời vừa mang lại bóng mát, vừa làm cho không gian thêm rực rỡ sắc màu.

Bên cạnh đó, cũng có loại phong đỏ bonsai. Tương tự như các loại cây bonsai khác, phong đỏ cũng sẽ được uốn nắn thành các hình thù đẹp mắt. Trưng bày một chậu bonsai phong lá đỏ trong phòng làm việc, hay phòng khách, sẽ làm không gian trở nên sang trọng hơn rất nhiều.

2. Cách chăm sóc cây phong lá đỏ

Cách trồng cây phong lá đỏ

Như đã đề cập ở phần 1.2 và 1.3, cây phong đỏ có thể được trồng ở nơi có khí hậu lạnh, và nóng đều được. Miễn sao độ thoát nước cho cây được đảm bảo vì loài này không chịu được ngập úng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý điều chỉnh các yếu tố sau khi trồng cây phong lá đỏ:

Phương pháp trồng cây phong lá đỏ

Loài cây phong đỏ thường được trồng bằng phương pháp gieo hạt thông thường hoặc giâm cành, cắt mầm từ gốc cây để trồng, ghép cành,… đều được.

Việc gieo hạt của phong đỏ cũng tương tự như khi gieo hạt cây táo. Bạn cần ngâm kỹ hạt cây phong đỏ trong nước nóng trong vòng 24 đến 48 tiếng. Tiếp theo, cho hạt đó vào ngăn làm mát trong khoảng 3 tháng rồi tiến hành gieo hạt. 

Thời điểm thích hợp nhất để gieo hạt cây phong lá đỏ là vào mùa thu. Bằng cách trồng này, cây phong đỏ trồng được sẽ gọi là cây nguyên bản, có chiều cao đạt mức tiêu chuẩn của phong đỏ (khoảng 6 đến 10m), và hạt của cây có thể được tiếp tục dùng làm hạt giống trồng cây.

Nếu trồng bằng cách cắt mầm từ gốc rồi mang đi trồng, hoặc các biện pháp khác như giâm cành, ghép cành,… thì cây vẫn có thể phát triển tốt. Nhưng những cây này thường sẽ chỉ đạt chiều cao tối đa từ 3,5 cho đến 3m. Thấp hơn nhiều so với chiều cao của cây nguyên bản được phát triển từ hạt giống của cây.

Đất dùng để trồng cây phong lá đỏ

Những loại đất mà cây phong lá đỏ có thể phát triển tốt nhất bao gồm đất đồi, đất phù sa pha mùn, và đất xỉ than. Bên cạnh đó, đừng quên rằng đất trồng cây phong đỏ cần có khả năng thoát nước tốt để rễ cây không bị úng nước.

cách trồng cây phong lá đỏ
Đất trồng cây phong đỏ cần có khả năng thoát nước tốt

Xem thêm:

Tưới nước cho cây phong lá đỏ

Tưới nước cho cây là một điều không thể thiếu khi trồng cây. Đặc biệt là khi trồng cây bonsai trong chậu, cây đất không có nhiều, mà còn thoát nước tốt, nên thường xuyên bị mất nước. Tuy vậy, lượng nước dùng để tưới cây cũng cần được thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp với từng, từng giai đoạn thời tiết khác nhau.

Bón phân cho cây phong lá đỏ

Cây phong đỏ cần được chăm sóc bón phân thật kỹ trong vòng 3 năm tuổi đời đầu tiên, để có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Điều này sẽ làm thúc đẩy sự phát triển của gốc cây một cách ổn định hơn. 

Các loại phân bón tốt cho cây phong lá đỏ bao gồm phân chuồng và phân hữu cơ. Bên cạnh đó, phân bón tổng hợp NPK hoặc một số loại phân vô cơ khác cũng thường được sử dụng để bón cho cây. Vào mùa hè, bạn nên sử dụng những loại phân bón phân hủy chậm để bón cho cây.

Cách chăm sóc cây phong lá đỏ

Ánh sáng

Loài cây này có thể sống ở nơi có khí hậu ấm áp, nhưng chỉ ưa nắng nhẹ vừa đủ. Và rất không hợp với những chỗ có ánh nắng quá gắt chiếu vào. Nơi phù hợp nhất để trồng cây là những vị trí nửa râm mát mẻ. Vì thế, vào mùa hè, bạn nên đặt cây phong lá đỏ bonsai ở những bị trí nửa râm, hoặc dùng các biện pháp để chắn bớt nắng gắt cho cây.

cây phong lá đỏ
Cây phong lá đỏ phù hợp để trồng ở những vị trí nửa râm mát mẻ

Nhiệt độ

Phong lá đỏ chuộng những nơi mát mẻ. Nhiệt độ lý tưởng để trồng và chăm sóc cây là khoảng từ  16 đến 25 độ C. Tuy cây có thể thích nghi với những nơi ấm hơn, nhưng nếu nhiệt độ ở mức quá cao (khoảng từ 23 độ C trở đi), lá cây có thể bị xém, cháy và rụng hết.

Đất trồng cây phong lá đỏ

Cây phong lá đỏ thường được trồng ở những nơi có nền đất tơi xốp để đảm bảo sự thoát nước tốt. Ngoài ra, đất trồng cũng nên là loại giàu dinh dưỡng để thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý bón phân nhả chậm. Điều này sẽ giúp cây hấp thụ một cách điều độ các chất dinh dưỡng, khiến chúng không bị sốc phân. Khi trồng cây, đặc biệt là đối với loại cây cảnh bonsai, bạn cần lưu ý đào những hố đất sâu để có thể giữ được rễ cây.

Tưới cây và độ ẩm của cây

Loài cây phong lá đỏ ưa những nơi có độ ẩm trung bình. Chúng cần được tưới thường xuyên, nhưng với một lượng nước vừa đủ cho cây làm cây bị úng rễ. Vào những ngày thời tiết hanh khô, hay nhiệt độ tăng cao, cần tăng số lần tưới cây lên.

Bạn cũng có thể rải một lớp bèo ở phần gốc cây, để cây được giữ đủ ẩm trong những ngày thời tiết như vậy.

Một số loại sâu và côn trùng gây cho cây phong lá đỏ

Rệp

Rệp luôn là kẻ thủ của các loài cây cũng như những nhà trồng cây. Chúng tuy chỉ có kích thước nhỏ nhưng lại mang đến nhiều tác hại cho cây. Không chỉ vậy, rệp còn có khả năng biến đổi màu sắc cơ thể để tiệp với màu của thân cây mà nó đang sống ký sinh lên đó.

Loài côn trùng này có khả năng phát triển rất nhanh và mạnh. Trong thời gian ngắn, từ một vài con có thể sinh sôi nảy nở lên thành một quần thể rệp đông đúc. Chúng sẽ hút dần các chất dinh dưỡng nuôi cây.

Tuy vậy, cũng không quá khó để diệt loài côn trùng này. Bạn có thể dễ dàng tìm mua các loại thuốc diệt rệp ở những cửa hàng chăm sóc cây là được.

Sên

Các loài sên nói chung là ốc sên nói riêng chính là những tay “sát thủ bóng đêm”, góp phần phá hoại cây phong lá đỏ của bạn. Chúng thường chỉ gặm nhấm lá cây của bạn khi về đêm, con ban ngày thì lui đi ẩn náu.

sên gây hại cho cây phong lá đỏ
Cần thường xuyên kiểm tra để diệt trừ sên càng sớm càng tốt

Các loài sên thường rất hứng thú với các phần lá cây và ngọn cây. Khi lá bị sên cắn, những chất nhờn mà loài sinh vật này để lại trên lá chính là môi trường lý tưởng để các loại nấm mốc, vi khuẩn có hại phát triển. Chính vì thế mà khi chăm sóc cây, bạn cần thường xuyên kiểm tra để diệt trừ chúng càng sớm càng tốt.

Nhện ve

Nhện ve là một loài sinh vật gây hại cho cây, và thường phát triển mạnh trong tiết trời khô nóng. Khá khó để phát hiện loài sinh vật này bởi nó ẩn náu rất kỹ, và thường đậu ở mặt dưới của lá cây. Chúng sẽ ăn lá cây của bạn, khiến cây xuất hiện những đốm nhỏ, hơi mờ nhạt.

Bạc lá

Bên cạnh các loài côn trùng, sâu bệnh, cây cũng có thể gặp phải nhiều loại bệnh khác nhau. Đối với cây phong lá đỏ, một loài bệnh thường gặp ở cây là bệnh bạc lá. Biểu hiện của bệnh bạc lá là khi trên bề mặt lá xuất hiện những chấm nhỏ và dần dần lan ra khắp bề mặt lá cây.

Bệnh này xảy ra khi cây bị ẩm ướt quá nhiều. Để phòng tránh loại bệnh này, bạn cần che chắn sao cho lá cây ít bị ướt vào các buổi chiều tối. Bên cạnh đó, cần cải thiện môi trường sống của cây, sao cho cây được thoáng khí.

Bệnh thán thư

Thán thư là một loại bệnh thường gặp ở các loại cây nói chung và cây phong lá đỏ nói riêng. Loại bệnh này thường xuyên xuất hiện và diễn biến nặng khi không khí trở nên nồm và ẩm ướt hơn. Bệnh thán thư biểu hiện qua triệu chứng vô cũng dễ thấy đó là những đốm trắng, nâu, hoặc đỏ xuất hiện thành từng vùng và lan rộng ra khắp bề mặt lá.

Nấm bệnh

Khi trồng cây, khó có thể tránh khỏi những sự xuất hiện của các loài nấm bệnh gây hại cho cây. Trong đó, phổ biến nhất là nấm botrytis, nấm fusarium, và nấm verticillium. Khi cây bị nấm, trên cành và thân cây xuất hiện các vệt nâu hoặc đen. Nếu cây không được vệ sinh sạch sẽ sau khi được cắt tỉa, thì những nơi có nấm bệnh sẽ dễ dàng lây lan san những nơi khỏe mạnh khác của cây.

Cây phong lá đỏ là một loài cây cảnh trang trí rất đẹp. Tuy vậy, để bảo đảm sức khỏe, phát triển mạnh mẽ, cũng như duy trì độ đẹp của cây, bạn nên chú ý chăm sóc để phòng tránh các loài sâu bệnh trên.