Chim én và những điều thú vị chúng ta chưa biết

0
2455

Chim én là một loài chim thân thuộc đối với mọi người hầu như chúng ta ai củng biết và ích nhất một lần nghe về chúng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều chưa biết về loại chim này. Hãy thử cùng mình điểm qua một vài thông tin quan trọng về loài chim này nhé!

chim én
Chim Én

Xem Nhanh

1. Giới thiệu

Chim én, thuộc họ Én hay họ Nhạn là một nhóm các loài chim dạng sẻ có danh pháp khoa học Hirundinidae.  Chúng chính là biểu tượng của mùa xuân và sự ấm no. Nhưng chính vì quá thân thuộc mà đôi khi chúng ta vô tình lướt qua mà không nhận ra sự thú vị của chúng.

Ở Việt Nam, mọi người hay gọi với cái tên thân thuộc là én hoặc nhạn.

Nhưng ở các nước Châu Âu, thì én sẽ được phân loại tên theo hình dạng của chiếc lông đuôi. Đối với loài có đuôi dạng hình vuông sẽ được gọi là Martin (Én), trong khi những loại còn lại sẽ được gọi là Swallow (Nhạn) với chiếc đuôi có dạng chẻ nhiều hơn. Mặc dù có hình dạng đuôi khác nhau, nhưng theo khoa học thì chúng không có khác biệt nào.

Nhiều người vẫn lầm tưởng chim yến và chim én là một loài nhưng mang hai tên gọi, bởi cả hai có những điểm giống nhau như thích bay lượn trên bầu trời, thân có màu sắc gần giống nhau, hay săn mồi trên không trung…

Thực tế đây là hai loài khác nhau, nếu để ý có thể dễ dàng phân biệt được.

Chim yến còn gọi là yến sào, chim én còn gọi là chim nhạn.

Chim yến nói chung là loài chim thuộc họ Apodidae (tiếng La tinh, nghĩa là “không chân”). Gọi như thế bởi chân chim yến không phát triển, rất yếu ớt không thể đậu được trên dây điện hay cây ăng-ten như én

Bù lại, chim yến có khả năng bay cao và có thể bay lượn liên tục trong không trung suốt cả ngày. 

Chim yến có lông màu nâu đen, mỏ thường nhỏ hơn, đuôi chẻ ngắn hơn. Chim yến chỉ bắt và ăn côn trùng trong khi bay. Nói chung tổ chim yến được làm từ nhiều chất liệu như: rêu, cỏ lông, lá cây và một vài vật liệu khác được gắn kết bằng nước bọt của loài chim quý này.

Én vẫn bay lượn trên bầu trời ở tầm thấp nhưng bay chậm hơn so với các loại chim yến. Chúng bay lượn có lúc với đôi cánh khép, đóng một nửa; trong khi đó chim yến bay lượn với đôi cánh như lưỡi liềm dang rộng hết cỡ. 

Với đôi chân khỏe mạnh, chúng có thể đậu xuống trên cây, dây điện, ăng-ten… Chân có ba ngón phía trước, một ngón phía sau. Lông nói chung có màu xanh dương ngả sang màu đen. Tổ làm từ bùn (sình), đất sét hoặc cỏ cây. Thức ăn là côn trùng trong khi bay, đôi khi cũng đậu trên mặt đất để bắt côn trùng.

chim én
Hình ảnh dáng đuôi của Chim Én

Xem thêm:

2. Phân loại

Phân họ Pseudochelidoninae (Én sông)

  • Pseudochelidon: én sông châu Phi, én sông mắt trắng. 

 Phân họ Hirundininae (các loài nhạn/én còn lại)

  • Psalidoprocne: Nhạn cánh ráp đuôi vuông, Nhạn cánh ráp miền núi Cameroon, Nhạn cánh ráp đầu trắng, Nhạn cánh ráp đen, Nhạn cánh ráp Fanti. 
  • Pseudhirundo: Nhạn phao câu xám.
  • Cheramoeca: Nhạn lưng trắng. 
  • Phedina: Nhạn Mascarene, Nhạn Brazza. 
  • Riparia: chim én cát họng nâu hay nhạn nâu đỏ, cát Congo, cát hay nhạn nâu xám, nhạt, sọc.
  • Tachycineta: Nhạn cây, Nhạn xanh tím, Nhạn vàng kim, Nhạn Bahama, Nhạn Tumbes, Nhạn rừng đước, Nhạn cánh trắng, Nhạn phao câu trắng, Nhạn Chile.
  • Progne: chim én tía, chim én Cuba, Caribe, Sinaloa, chim én ngực xám, Galapagos, Peru, chim én phương Nam, chim én ngực nâu. 
  • Notiochelidon: Nhạn bụng nâu, Nhạn lam trắng, Nhạn chân nhạt, Nhạn đầu đen. 
  • Haplochelidon: Nhạn Andes.
  • Atticora: Nhạn sọc trắng, Nhạn vòng cổ đen. 
  • Neochelidon: Nhạn đùi trắng. 
  • Stelgidopteryx: Nhạn cánh ráp phương Bắc, Nhạn cánh ráp phương Nam.
  • Alopochelidon: Nhạn đầu vàng hung. 
  • Hirundo: Nhạn bụng trắng, Nhạn ngực đỏ, Nhạn Angola, Nhạn Thái Bình Dương, Nhạn Welcome, Nhạn họng trắng, Nhạn Ethiopia, Nhạn đuôi cứng, Nhạn lam họng trắng, Nhạn cánh đen trắng, Nhạn đuôi trắng, Nhạn ngực hạt trai, Nhạn lam miền núi, Nhạn đen hung.
  • Ptyonoprogne: chim én núi đá, chim én đá, chim én núi đá tối màu hay nhạn nâu hung. 
  • Delichon: Chim én nhà, chim én nhà châu Á, chim én nhà Nepal.
  • Cecropis: Nhạn vằn lớn, Nhạn vằn nhỏ, Nhạn ngực hung, Nhạn Senegal, Nhạn phao câu đỏ, Nhạn vằn, Nhạn bụng hung.
  • Petrochelidon: Nhạn họng đỏ, Nhạn Preuss, Nhạn Hồng Hải, Nhạn Nam Phi, Nhạn rừng, Nhạn họng sọc, chim én tiên, Én cây, Nhạn vách đá, Nhạn hang, Nhạn cổ nâu dẻ.

3. Cấu tạo cơ thể

Đôi chân chim én khỏe khoắn giúp cho nó có thể trụ vững chắc ngay cả trên cành cây hoặc thậm chí là sợi dây điện thanh mảnh, dây phơi đồ,…Với cấu tạo đôi chân gồm ba ngón phía trước, cùng một ngón phía sau, hỗ trợ chúng đậu trên các vật thể nhiều hơn là dùng để đi.

chim én
Hình ảnh Chim Én đậu trên dây điện

Do cấu tạo đặc biệt từ đôi chân, nên dáng đi của én trông lạch bạch như dáng đi của loài vịt.

Chim én cát và chim én núi đá hay sống ở hang, vách núi (vùng khô) thì thường có màu nâu không bóng ở phần trên. Chúng thì không được phân giới tính, hoặc chỉ có lưỡng hình giới tính hạn chế.

Thân hình chúng thon nhọn như một mũi tên với đôi cánh dài và nhọn dần về phía đầu cánh để giúp én thích nghi với áp lực lớn khi bay lượn trên không trung. Chiều dài thân dao động từ 10 đến 24cm, trọng lượng tầm 40-184g.

Chim én có mỏ ngắn, quai hàm khỏe mạnh cùng với khoang miệng có thể há rộng.

Cánh én dài rộng với 9 lông cánh bay chính, đuôi thì có 12 lông chính với hình dạng có thể xẻ thùy sâu (Swallow) hoặc dạng vuông (Martin). Đuôi của giống cái thường dài hơn đuôi của giống trống. Độ dài của chiếc đuôi cũng chính là tiêu chí để chúng lựa chọn bạn tình.

3.1. Màu sắc

Lông én thường có màu xanh dương, đôi khi hơi ngả sang màu đen (lam sẫm) hoặc màu lục bóng ở phần trên, sọc ở phần dưới thường màu trắng.

chim én
Các màu sắc của chim én

3.2 Tiếng hót

Tiếng hót của loài chim này thường trong trẻo và líu lo. Chúng chính là một ca sĩ thiên tài khi có thể biến tấu giọng hót của mình thành các âm độ khác nhau cho nhiều mục đích khác nhau.

Tiếng hót ngân nga và bay bỏng để thu hút bạn tình hay để liên lạc với đàn. Tiếng hót dồn dập và âm độ mạnh thể hiện sự kích động khi báo hiệu có kẻ thù đến lãnh thổ của bầy đàn. Hoặc tiếng hót “ren rỉ” của những chú én non đòi được ăn.

4. Đặc tính của chim én

4.1 Hoạt động bay của chim én

Chim én thường bay lượn trên không nhưng chỉ bay ở tầm thấp. Sử dụng đôi cánh e ấp khi hé một nửa còn một nửa đóng, chứ không dang rộng toàn bộ đôi cánh khi bay lượn như các loài chim khác như chim yến, đại bàn,…

Chúng được mệnh danh là loài chim bay nhanh với tốc độ bay lớn nhất là 113-185 km/h, tốc độ này còn có thể tăng từ 2-6 lần vào mùa xuân so với mùa thu. Chúng có thể bay cao tại độ cao lên đến 3048 m.

Chúng có thể làm mọi thứ trên không trung, từ ăn uống, ngủ, thậm chí là giao phối. Chúng có thể bay suốt ngày đêm, điều khiển tốc độ và hướng bay mà chỉ sử bụng một bên não (bên còn lại thì ngủ).

4.2 Thức Ăn của chim én

Chim én thích nghi với cuộc sống lượn lờ và săn mồi trên không tại những khu thưa dân cư và cây cối, hoặc sẽ lượn trên mặt nước.

Ăn côn trùng nhỏ như ruồi, muỗi, sâu, rệp, bọ cánh cứng, châu chấu, nhện,…khi đang bay dạo lượn lờ, hoặc đậu trên mặt đất và cành cây để săn côn trùng. Chúng chính là những hiệp sĩ bảo vệ mùa màng khỏi bọn sâu bọ phá phách cho dân làng.

Vì thế, đối với những người nông dân, việc chim én làm tổ trong khuôn viên nhà chính là một dấu hiệu tốt lành, cũng chính là dấu hiệu tươi mới của mùa xuân đang đến. Nhưng thật đáng chê trách trước hành vi săn bắn, bẫy lồng én để ăn thịt tại một vài vùng miền Việt Nam, làm số lượng chim giảm mạnh.

Đây là một hành vi cần phải được ngăn chặn và sửa đổi ngay.

4.3 Sinh sản

Làm tổ từ sình (bùn), đất sét hoặc cỏ cây tại hang, các tòa nhà. Đặt tổ ở bề mặt phía trên vị trí trú ẩn để bảo vệ được tổ của chúng trước các tác động của thời tiết và các động vật khác.

chim én
Tổ Chim Én bên hiên nhà

Chim én cát và chim én núi đá thường thấy chúng làm tổ theo bầy đàn lớn. Chúng phải cạnh tranh môi trường sống trong hang/vách đá giữa các sinh vật sống cùng khác loài tại đó, thậm chí là với chính các loài én khác trong cùng bầy đàn.

Những con sống lâu năm ở đó (trống già) sẽ được hưởng những quyền lợi từ các gia đình én nhỏ khác vì chúng giúp đỡ các gia đình én duy trì tổ trong bầy đàn.

Chim én cái đẻ khoảng 1-6 quả/1 lần, những quả trứng sẽ có màu trắng và sau 19-23 ngày sẽ nở. Khác với những loài chim khác, chin én non mới nở có thể tự hạ nhiệt độ cơ thể giúp làm chậm quá trình trao đồi chất. Vì thế, nó có thể tồn tại lâu hơn ngay cả khi khan hiếm thức ăn.

Chim én non mới nở thì sẽ không có lông, mắt chưa thể mở, càng trưởng thành thì lông chúng sẽ càng dần chuyển sang màu xám xịt.

Chúng sẽ được mẹ bón côn trùng cho ăn, sau 6-10 tuần tuổi đủ lông đủ cánh, bay rời khỏi tổ và không quay trở lại tổ nữa, sẽ bắt đầu sống độc lập và xây dựng gia đình riêng cho mình.

Loài chim này rất “chung thủy” và luôn hướng về “gia đình”.

Én trống thường xây tổ sẵn sàng, rồi chúng sẽ phô trương kỹ thuật bay lượn điêu luyện của mình và tiếng hót để thu hút bạn tình về “mái ấm” cũng như để bảo vệ khu vực ở của mình. Chim én là một loài chim tuân thủ theo “quy định của Pháp luật” chính là chế độ một vợ một chồng.

4.4 Chim én Di cư

Chim én sống và làm tổ chính ở các nước phía Bắc bán cầu, xuất hiện ở nước ta nhiều nhất tại Cao Bằng, Lạng Sơn.

Mỗi năm, khi thời tiết dần chuyển lạnh, chúng sẽ di cư xuống phía Nam bán cầu cho đến tận châu Úc, để khi mùa xuân đến sẽ quay về nhà tại phía Bắc.

Mỗi năm, chúng có thể bay đường dài 199 558 km. Trung bình, một con trưởng thành có thể bay tổng cộng đến 4,5 triệu km.

chim én
Hình ảnh di cư

Đó là một cuộc hành trình dài và rất khắc nghiệt dưới các vùng khí hậu bất thường khi di chuyển từ châu Phi đến châu Âu, gió lạnh khắc nghiệt và những vùng đất thiếu lương thực đã giết chết hàng ngàn con.

Hàng ngàn con chim én khác vẫn có thể sống xót, chúng có thể dừng bay và đi tản bộ ở mặt đất để tìm thức ăn và phục hồi sức lực cho chặn đường tiếp theo.

Có những loài sẽ di trú, nếu chúng không di trú thì sẽ sống tại tổ của mình quanh năm. Còn những loài sau cuộc di trú, sẽ quay về chính khu vực chúng đã làm tổ trước đây (Khu vực sinh sản thành công nhất mà én đã chọn trước đó). Chúng có xu hướng chọn tổ mới ở gần nơi chúng được sinh ra và lớn lên.

5. Biểu tượng của Chim Én

Mỗi năm, chim én sẽ có hai lần xuất hiện nhiều nhất đó là khi chúng di cư đi vào mùa đông, và cứ mỗi độ xuân về, chúng lại quay trở về. Vì thế, mỗi khi thấy đàn chim én chao liệng trên bầu trời cũng là báo hiệu cho mùa xuân đến.

Từ xa xưa, chim én đã trở thành thành loài vật mang biểu tượng cho mùa xuân, cho may mắn và ấm no trong tâm trí mọi người, cho mùa màng bội thu. Chúng là một nguồn ngẫu hứng sáng tạo cho các nhà thơ, nhà văn trong mọi thời đại, mang đến sự bình yên trong tâm hồn cho mọi nhà.