Chim lợn và nỗi oan khuất của một tử thần bóng đêm

0
2191

Chim lợn không biết từ khi nào mà người ta đã gieo cho nó cái tiếng “ thần chết” oan ức như vậy. Có lẽ đã đến lúc ta phải thay đổi quan niệm dân gian này. Thay vào đó là hình ảnh một sát thủ hỗ trợ người nông dân. Hãy cùng tìm hiểu về loài chim này nhé.

chim lợn
Chim lợn

Xem Nhanh

1. Về loài Chim lợn

1.1 Về họ cú lợn

Họ cú lợn là một trong hai họ thuộc bộ cú, một số loài được tìm thấy ở Việt Nam được gọi là chim lợn, hay cú lợn do tiếng kêu khá giống với loài lợn. Loài chim này là loài săn mồi chuyên hoạt động về đêm, thường sống thành đôi hoặc sống đơn độc, không di trú.

Cú lợn là họ cú cỡ trung bình và lớn, có khuôn đầu to, chân khỏe và móng vuốt sắt. Nét khác biệt của chúng so với các loài khác đó là khuôn mặt hình trái tim ngộ nghĩnh. Chiếc khuôn này được hình thành nhờ lông vũ. Ngoài ra, lông vũ còn có tác dụng định vị và khuếch đại âm thanh khi săn mồi.

Lông vũ ở cánh  còn có một tác dụng đặc biệt là hạn chế phát ra âm thành khi bay. Điều này giúp chúng nghe tốt hơn và tránh được sự phát hiện của con mồi.

Lưng chim lợn có màu tối từ xám cho đến nâu, ngực và bụng có màu sáng hơn, có loại có đốm.

Cú lợn có phân bổ khá rộng. Rải đều khắp các vùng sa mạc và rừng, các vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Loài chim này có mặt ở khắp nơi, trừ Bắc Mỹ, sa mạc Sahara và một phần Châu Á.

1.2 Các loại chim lợn ở Việt Nam

Ở Việt Nam, người ta phát hiện ra 3 loài chim lợn đang sinh sống:

Đầu tiên là chim lợn xám (Tyto Alba Stertens): loài này còn được gọi là cú lợn trắng. Chim trưởng thành có kích thước cánh từ 275-323cm, đuôi 119-127mm, chân 68-77mm, mỏ 30-32mm. Trắng óng ánh, có lông quanh mắt, vòng cổ trắng mịn. Mặt lưng và cánh lấm tấm màu nâu xám nhạt. Lông đuôi hung vàng, có đốm nhỏ màu nâu hay xám nhạt, mắt nâu thẳm, mỏ trắng bợt, chân nâu hồng.

chim lợn
Chim lợn xám

Thứ hai là chim lợn rừng phương Đông (Phodilus Badius Saturatus): ở Việt Nam thường được gọi là cú lợn rừng. Chim trưởng thành có trán, đỉnh đầu và đĩa mặt màu hung, nâu phớt tím. Lông quanh mắt màu mận tím, vòng cổ trắng với mút lông màu nâu tím thẫm và đen. Phần còn lại của bộ lông nhìn chung có màu nâu với nhiều đốm đen rải rác. Mắt nâu thẳm, mỏ vàng hoe, chân màu nâu hoặc vàng. Cú lợn rừng thường sống trong các khu rừng tràm hoặc kể cả khi nơi có cây bụi thứ sinh.

chim lợn
Chim lợn rừng phương Đông

Loài thứ ba là chim lợn lưng nâu (Tyto Longimembris):  đây còn được gọi là cú lợn vằn. Chim trưởng thành có kích thước cánh từ 273-348mm, đuôi từ 114-125mm, chân: 86-94mm, mỏ khoảng 36mm. Khuôn mặt trắng óng ánh hay hơi hung hồng, mắt có vệt nâu đen thẫm. Mặt lưng nâu thẫm, mép và phần góc các lông hung vàng, gần mút lông có điểm trắng nhỏ. Lông cánh hung nâu có vằn rộng, mặt bụng trắng có một vài điểm vàng, nhất là trước ngực. Loài này đã được phát hiện ở các khu rừng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Lạng Sơn và vài tỉnh Nam Bộ.

chim lợn
Chim lợn lưng nâu

1.3 Quỷ dữ dưới ánh trăng

Chim lợn có bản tính khá chậm chạp, nhưng khi nhìn thấy con mồi, chúng trở thành những sát thủ thật sự. Ngoài tốc độ, loài chim này còn sở hữu thế mạnh về thính khác và khứu giác. Loài chim này thường hoạt động mạnh mẽ về đêm và đặc biệt là khi ánh trăng bắt đầu buông xuống phủ lấy màn đêm.

Chu kỳ của mặt trăng có ảnh hưởng rất lớn đến độ sáng trong đêm. Nếu bạn là người sinh sống ở nông thôn thì sẽ hiểu điều này rất rõ. Những đêm trăng khuyết sẽ tối và khó đi hơn là đêm trăng tròn. 

chim lợn
Chim lợn hoạt động mạnh về đêm

Như vậy, với bản tính hoạt động về đêm, chim lợn phải có những thay đổi để thích nghi với điều kiện môi trường. Mọi người vẫn luôn nghĩ rằng các loài gặm nhấm (thức ăn chính của chim lợn) sẽ dễ dàng nhận ra chim lợn vào ban đêm vì độ phản chiếu của chúng dưới ánh trăng, đặc biệt là chim màu trắng. Nhưng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học lại cho thấy điều hoàn toàn khác.

*Đem nỗi khiếp sợ làm chiến thuật:

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hành vi săn mồi của chim lợn và con mồi của chúng và nhận ra một sự thật kỳ lạ. Trong đêm, những con chim lợn có màu trắng săn được lượng thức ăn nhiều hơn những loại chim lợn có màu lông khác. 

Lý do chính của việc này đó là việc các loài gặm nhấm như chuột có bản tính sợ ánh sáng trắng của bộ lông chim lợn phản chiếu dưới ánh trăng. Các nhà khoa học nhận biết điều này trong quá trình điều chế ra thuốc an thần. Theo đó, người ta thí nghiệm về mức độ sợ hãi của nhiều loài gặm nhấm dưới ánh sáng mạnh và đưa ra nhận định rằng chuột bị ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố này.

chim lợn
Chim lợn – sát thủ tàn khốc của loài gặm nhấm

Chính vì đó mà mỗi khi chim lợn xuất hiện, mặc dù rất dễ để phát hiện ra chúng nhưng loài chuột không thể nào di chuyển được. Chúng chết đứng và chờ loài chim này đến tha đi. Người ta còn hay lầm tưởng rằng đó là chiến thuật của loài chuột, đứng im tạo không gian tĩnh mịch chờ kẻ sản mồi đi qua. Nhưng đó lại là chiến thuật của chim lợn, dọa khiến chúng không thể nào di chuyển được và tha đi như một sát thủ thật sự.

Xem thêm:

2. Những nỗi oan của “tử thần”

Người Việt Nam khắp mọi miền từ thôn quê lên đến thành phố đều có đại đa số suy nghĩ rằng chim lợn là loài chim của sự chết chóc. Mọi người vẫn cho rằng mỗi khi loài chim này đậu trước nhà ai và kêu lên thì nhà đó sẽ có người mất.

Nếu chim lợn kêu lên 7 tiếng thì sẽ ứng nghiệm với nam, tức sẽ có một người nam trong nhà ra đi nếu chim lợn kêu 7 lần. Còn 9 tiếng thì sẽ ứng nghiệm với nữ, tức sẽ có một người nữ trong nhà mất đi nếu loài chim này kêu 9 lần.

Người ta hay giải thích cho sự việc này đó là con người hay phát ra một loại sóng điện từ. Khi sắp mất, loại sóng này sẽ có “mùi vị” đặc trưng mà chỉ có một số loài động vật phát hiện ra được. Do đó, người ta đồn với nhau rằng chim lợn đi theo mùi hương này mà đến nơi những người sắp mất để dự báo cho họ.

chim lợn
Chim lợn có đúng như lời đồn đại

Chính những lời đồn thổi này đã khiến cho rất nhiều chim lợn bị ghét bỏ, xua đuổi hoặc thậm chí giết chết khi bén mảng vào sân vườn nhà ai đó. Đây cũng là một trong những lý do khiến loài này đang dần trở nên khan hiếm và đưa vào danh sách những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.

2.1 Tìm ra sự thật đằng sau những lời đồn đoán

Những nỗi oan trên là quan niệm mê tín của dân gian hay chỉ là lời đồn thổi thoáng qua? Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh rằng là hoàn toàn sai lầm. Những cái chết gắn với tiếng kêu của chim lợn là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Thức ăn của chim lợn chủ yếu là các loài gặm nhấm và chuột là ưu tiên hàng đầu trong nhóm đó. Mà chuột thường hay sinh sống ở khu vực có người nên đó là lý do vì sao loài chim này lại xuất hiện ở nơi con người ở.

Chúng phát ra tiếng kêu “ éc éc” để dọa con mồi và làm cho chúng khiếp sợ và bỏ chạy,  giúp chim lợn dễ dàng tiếp cận và săn mồi hơn. Đến mùa sinh sản, chúng sẽ kêu nhiều hơn để tìm bạn tình do đó việc nghe thấy tiếng kêu rùng rợn của chúng là một điều hết sức bình thường. 

chim lợn
Đi tìm sự thật về loài chim lợn

Chim lợn hoạt động tốt hơn vào ban đêm nên do mắt chúng sẽ nhìn rõ hơn. Nên việc loài chim này ngủ vào ban ngày và đến đêm mới bắt đầu xuất hiện và phát ra những tiếng kêu rùng rợn không phải là sự sắp xếp trước mà là bản năng của động vật.

Theo TS. Vũ Thế Khanh, tổng giám đốc Liên Hiệp Khoa Học Công Nghệ Tin Học Ứng Dụng (UIA), việc chim lợn phát ra tiếng kêu là có người chết cũng là điều bắt gặp khá thường xuyên. Nhưng ông giải thích rằng khoa học đã chỉ ra được nhiều loài động vật có khả năng dự báo thiên tai như kiến đôn tổ cao lên hay chuồn chuồn bay thấp thì trời sẽ mưa. Hay cả việc một chú mèo ở Mỹ dự báo cái chết của bệnh nhân bằng việc đến bên giường của họ khi họ sắp hấp hối.

Nhưng theo nhiều chuyên gia, đây chỉ là một yếu tố tâm linh và chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào về tiếng kêu của chim lợn và việc loài động vật này có khả năng báo hiệu cái chết. Việc chúng phải tích cực săn mồi vào mùa sinh sản, dẫn đến việc tiếng kêu phát ra thường xuyên hơn là điều khá dễ hiểu và không có gì kỳ lạ.

3. Lợi ích tuyệt vời đối với người làm nông

Chim lợn là loài có nguồn thức ăn chính đến từ các loại gắm nhắm và côn trùng. Cùng với việc chúng là những “sát thủ” trong quá trình săn mồi. Vì vậy mà chúng là loài động vật cực kỳ có ích cho người nông dân.

Giải mã từ “tử thần” mà bài viết đã đề cập khi nhắc đến chim lợn. Thật sự thì chúng là “tử thần” đối với các loài gặm nhấm như chuột. Săn mồi nhanh và chớp nhoáng, dẫn đến việc chúng giúp người làm nông bảo vệ mùa màng khỏi những mối nguy hiểm đến từ các loài gặm nhấm.

Ngoài ra, việc chúng săn mồi còn làm giảm nguy cơ như: bị chuột cắn đồ ăn trong nhà, các bệnh lây nhiễm,… 

Ở nước ngoài, chim lợn còn được xem như thú cưng vì bản tính hiền lành, khuôn mặt trái tim ngộ nghĩ và giúp họ bắt các loài gặm nhấm. 

chim lợn
Chim lợn có những lợi ích với con người

Như vậy, có thể thấy rằng chim lợn là loài không những không có khả năng báo hiệu cái chết như người ta hay đồn đoán mà ngược lại chúng còn mang lại một lợi ích tuyệt vời cho con người. Vậy mà những “ tiếng xấu” đã ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng loài và chúng đã được cho vào danh sách đỏ. Vì vậy, ngay từ lúc này, chúng ta nên bắt đầu đồn thổi một tin đồn mới về sự có ích của chim lợn để bảo tồn loài sinh vật này.