Chim sơn ca – Và những điều bạn cần biết về chúng

0
2567

Nhắc đến chim sơn ca thì ai cũng nghĩ ngay đến giọng hót tuyệt vời của chúng. Từ lâu sơn ca như tượng trưng cho một trong những tiếng hát kỳ diệu nhất trên thế gian. Vậy ngoài giọng hót ra, bạn còn biết gì về loài chim này? Hãy tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Xem Nhanh

1. Sơn ca là loài chim gì?

Chim sơn ca là một họ chim dạng sẻ sinh sống chủ yếu trên mặt đất và có nhiều chi nhỏ. Tên khoa học của chúng là Alauda Arvensis và thuộc ngành động vật có dây sống.

Đây là loài chim có giọng hót mê hoặc và kiểu bay lượn kì dị. Việc sơn ca sống gần ở các khu dân cư và hay phô bày giọng hót ma mị của mình đã khiến chúng được xem như là một trong tứ đại danh ca của loài chim bao gồm: sơn ca, chích chòe, họa mi, và cu gáy.

Ngoài ra chúng còn là nguồn cảm hứng vô tận cho vô số nhạc sĩ, ca sĩ hay thậm chí là thi sĩ. Hình ảnh những chú chim xinh đẹp sơn ca xuất hiện trong các bài hát, thơ văn là khá phổ biến từ xưa đến nay là một bằng chứng thuyết phục nhất.

Thêm vào đó, sơn ca còn là biểu tượng cho sự hạnh phúc, hy vọng, may mắn, tự do, niềm vui tuổi trẻ, tính sáng tạo và ngày mới.

Điển hình như trong haiku (một loại thơ) của người Nhật Bản, sơn ca hay 雲雀 (vân tước, hibari) là từ để chỉ mùa xuân trong năm mới. Hoặc với người Trung Quốc, tín ngưỡng của họ cho rằng chúng còn gọi là bách linh, là linh hồn người trở về từ cõi chết.

2. Đặc điểm

chim sơn ca
Chim sơn ca trong thiên nhiên

2.1 Về hình dạng 

Sơn ca là loài chim nhỏ có kích thước bé bằng chim sẻ. Trái ngược với giọng hót đầy ma mị của chúng, vẻ ngoài lại không được nổi bật cho lắm:

  • Sơn ca có mỏ hình chóp, mép mỏ trên và dưới trơn, mút mỏ trên có vết lõm.
  • Chúng sở hữu đôi cánh dài và nhọn so với thân hình của mình với 9 hoặc 10 lông cánh sơ cấp. Bộ lông xỉn màu, đa số là màu nâu, vàng nhạt hoặc nâu hung. Đây là điều kiện tiên quyết giúp chúng ẩn mình trong các bụi cỏ khô. Với thân hình nhỏ bé và hòa lẫn vào môi trường xung quanh, có thể tránh được tầm mắt của kẻ thù và tạo điều kiện thuận lợi cho việc săn mồi.
  • Chúng có bộ lông gáy ngắn, thường dựng lên thành mào. Chim đực và cái thường có bộ lông khá giống nhau nên thông thường rất khó phân biệt giới tính của chúng. Số lượng lông đuôi là 12.
  • Sơn ca thường sống trên mặt đất do đó giò và các móng chân cũng có cấu tạo thích nghi với môi trường sống dưới đất. Chân chúng nhỏ và dài và khá khỏe, được phủ vảy toàn bộ bề mặt. Cạnh sau của chân tròn chứ không sắc như các bộ chim sẻ khác, móng chân cái thường dài và thẳng.

2.2 Về đặc tính

Theo nghiên cứu, sơn ca có một số tính cách như sau:

  • Chim trống thường có tiếng kêu trong trẻo nên giọng hót hay hơn chim mái.
  • Chúng chỉ đi chứ không nhảy và đặc biệt là chúng không thể đậu hay chuyền từ cành này sang cành khác như các loại chim thông thường.
  • Thường xuyên phô trương giọng hót của mình vào những lúc chiều mát, khoảng 4-5 giờ chiều. Xuyên suốt quá trình này, chúng sẽ vươn cánh bay vút lên trời cao rồi giang cánh vừa hạ xuống vừa hót. Quy trình này được lặp lại liên tục.
  • Như bao loài chim khác, sơn ca khá nhát người. Nhưng nếu nuôi lâu, thói quen này sẽ được cải thiện.

2.3 Về thức ăn

Sơn ca thường sống chủ yếu ở đồng ruộng, bãi cỏ đồng bằng và miền núi nên thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng nhỏ, kiến cánh, mối và các hạt dại.

Đó là trong tự nhiên, nhưng trong quá trình nuôi nhốt, chúng ta có thể cung cấp cho chúng các loại cám phù hợp, dưa leo, mướp đắng,…

Xem thêm:

2.4 Về tập tính sinh sản

Mùa sinh sản của sơn ca thường là vào mùa xuân. Lúc này chúng sẽ kết đôi, làm tổ trên các bụi có trên mặt đất và bắt đầu đẻ trứng. Mỗi lứa thường khoảng 3-5 trứng, chim bố và mẹ phải thay phiên nhau ấp trứng trong vòng 12-16 ngày cho tới khi nở. Sau khi nở sẽ tìm thức ăn nuôi chim con cho đến khi chúng trưởng thành và rời tổ.

chim sơn ca
Chim sơn ca chăm sóc con

3. Cách nuôi đúng quy chuẩn

chim sơn ca
Chim sơn ca được nuôi nhốt

Từ lâu, thú vui nuôi chim thư giãn là rất phổ biến trong xã hội Việt Nam. Bởi sự lan rộng của thú vui tao nhã này, sơn ca như là một “minh tinh” được săn đón vô cùng. Việc sở hữu một chú với giọng hót chuẩn chỉnh, luyến láy đổi giọng liên tục từ thấp đến cao rồi từ cao đến thấp, mỗi lần hót kéo dài 30 hồi là mơ ước của bao người chơi chim.

Sau đây sẽ là một quy trình hướng dẫn được đúc kết từ rất nhiều người nuôi sơn ca có kinh nghiệm lâu năm để giúp các bạn có định hướng rõ ràng hơn cho việc sở hữu 1 chú chim sơn ca đúng như ý thích. 

3.1 Chọn chim và lồng

Chim:

Đầu tiên bạn phải sở hữu một chú chim sơn ca trước đã. Công đoạn chọn chim và lồng rất quan trọng vì nó là nhân tố quyết định thành hay bại đấy.

Cụ thể các bạn nên lưu ý những đặc điểm như sau:

  • Nên chọn chim non vì chim lớn, già rất khó thuần.
  • Chim sơn ca đẹp và hót hay thường có những đốm nổi bật trên bộ lông của chúng.
  • 2 cái chim nên bắt chéo nhau chứ không nên chọn chim có 2 cánh để song song 2 bên.
  • Chọn chim sơn ca trống vì chúng thường có giọng hót hay hơn con mái. 

Lồng:

Lồng chim cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của sơn ca non.

Cụ thể các bạn nên lưu ý những đặc điểm sau:

  • Lồng phải cao, đáy chắc chắn để đựng cát, nấm.
  • Các nấc của nấm phải phù hợp để tập cho chim đứng.
  • Với các loại sơn ca non mới mua, hãy cho chúng vào lồng thấp khoảng 70cm.
  • Còn với chim trưởng thành thì lồng 1,2m là phù hợp.
chim sơn ca
Lồng chim phù hợp

3.2 Những lưu ý trong quá trình nuôi

Ánh sáng

Sơn ca là loài rất sợ bóng tối và rất thích tắm nắng. Vì thế nên mang chúng ra ánh nắng từ 2-3 giờ và nên treo lồng ở những nơi có sáng sủa, có nắng có gió. Đặc biệt lưu ý vào ban đêm hoặc mùa thay lông, không nên trùm áo lồng vì nó sẽ khiến chúng khó chịu.

Vệ sinh

Bạn nên vệ sinh cho sơn ca ít nhất 1 lần 1 tuần. Đặc biệt chú ý vệ sinh phần chân bằng nước có pha thêm chút muối vì đây là phần chứa nhiều vi khuẩn nhất. Thường xuyên cắt móng chân cho chúng khi quá dài và dọn cát trong lồng để hạn chế tối đa mầm bệnh.

Sơn ca thích tắm, nhưng không phải tắm với nước mà là với cát. Vì vậy cần chú ý thay cát (1 tuần/lần) và dùng loại cát mịn.

Thức ăn

Như đã nêu, sơn ca là loài khá dễ ăn nên có rất nhiều lựa chọn cho bạn về lĩnh vực này. 

  • Nguồn thức ăn từ thiên nhiên: Côn trùng, sâu bọ, dế, gián,… là những thứ không thể bỏ qua.
  • Nguồn thức ăn trong nhà: bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng dồi dào cho chim bằng các loại cám đặc thù, chất lượng cao cho chim. Những loại cám này rất dễ tìm kiếm ở các cửa hàng chim cảnh.

Tuy nhiên theo ý kiến của các “tiền bối”, cái gì nhiều quá cũng không tốt, các bạn nên cân bằng giữa thức ăn tự nhiên và các loại cám dinh dưỡng cho chúng. 

Huấn luyện

chim sơn ca
Chim sơn ca hót

Đây là việc khó nhất trong suốt quá trình nuôi sơn ca vì việc này cần tốn rất nhiều thời gian và công sức của những người nuôi chim. Theo nghiên cứu, sơn ca cần phải trải qua một kỳ thay lông, thay lồng và thêm vài tháng chờ đợi nữa mới bắt đầu hót. Thông thường 1 chú chim tốn hơn 1 năm nuôi mới đạt chuẩn.

Khi di chuyển chim, không nên dùng tay bắt mà hãy để 2 lồng kề bên nhau chờ đợi chúng bay qua. Vì nếu dùng tay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính nhát người của chúng.

Nên dùng 1-2 chú chim thầy, thường xuyên hót để hướng dẫn các chim non.

Đặc biệt, một trong những cách hiệu quả nhất chính là đưa chim đi dợt, thi thố giao lưu ở các tụ điểm riêng như cà phê chim, hội chim,… hoặc mở nhạc giọng chim hót cho chúng nghe. Điều này sẽ làm cho chú sơn ca của bạn có một giọng hát đa dạng. Tuy nhiên, cần hạn chế tiếp xúc với các loài chim hót khác như chích chòe, họa mi, chào mào,… vì có thể khiến chim bị lại giọng.

Phòng bệnh

Sơn ca rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Nguyên nhân chính là do thức ăn không phù hợp hoặc các tác động bên ngoài của thời tiết.

Vì thế, để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra với chú chim giống sơn ca của bạn, hãy ghi nhớ các chỉ dẫn sau:

  • Lượng thức ăn phải phù hợp, cần theo dõi và điều chỉnh riêng cho từng chú chim. Chim cũng giống như người, mỗi cá thể sẽ có tình trạng sức khỏe khác nhau.
  • Bảo đảm thức ăn luôn sạch, đúng tiêu chuẩn. Cần thường xuyên kiểm tra xem có bị hết hạn hoặc nấm mốc hay không.
  • Đảm bảo điều kiện bên ngoài luôn ấm áp, ánh sáng đầy đủ cho chim.
  • Nên nuôi mỗi chú chim một lồng, hạn chế tiếp xúc hoặc sống trong môi trường bệnh.

Một số loại bệnh phổ biến ở sơn ca và phương pháp chữa trị hiệu quả bạn cần chú ý:

  • Đi ngoài ỉa chảy: phân nát, nhão, không khô thường dính vào hậu môn và chân . Quan sát kĩ mỗi lần chim đi ngoài xong thì vẩy người, tức là chúng đã đi ngoài ỉa chảy đấy. Bạn chỉ cần để ý hơn về thức ăn của chim, bổ sung thêm vitamin B1 vào cám hoặc nước cho chim để đối phó bệnh này.
  • Bệnh kén mép: Sẽ có một vết sưng ở mép nhỏ như cục trứng cá của sơn ca. Có thể có nhân trắng bên trong. Đây là nguyên nhân của việc thiếu chất hoặc chọc mõ vào nan quá nhiều. Trong trường hợp này bạn chỉ cần bổ sung vitamin A qua thức ăn cho chim là ổn.
  • Bệnh đau chân: Nếu bạn thấy sơn ca đi không bình thường, cà nhắc hoặc thậm chí là chảy máu, thì chúng đang bị đau chân đấy. Bạn nên ngâm chân chim vào nước muối để sát khuẩn và bôi Tetracyclin là ổn.

Hy vọng những kiến thức mình chia sẻ về loài chim sơn ca sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bạn “diva” trong thiên nhiên này. Thêm vào đó, thành công đào tạo cho riêng mình một chú chim tuyệt vời nhé.