Chim trĩ và những điều có thể bạn chưa biết

0
2559

Chim trĩ là một loài chim được phát hiện lần đầu vào năm 1964, còn được gọi là Trĩ Võ Quý – tên nhà khoa học đã mô tả loài chim này. Cũng như bao loài khác, loài chim này cũng có những tập tính riêng. Hãy cùng tìm hiểu về những tập tính của nó. 

Xem Nhanh

1. Chim trĩ là chim gì? Hình dáng và cách nhận biết

Chim trĩ có họ gần giống loài gà và bề ngoài cũng gần giống gà chọi nhưng nhỏ hơn một chút. Tuy nhiên chúng được xếp vào động vật hoang dã nên sẽ có những khác biệt so với các loài gia cầm thông thường. 

chim trĩ
Sở hữu bộ lông rực rỡ đủ màu sắc

Đặc điểm dễ thu hút người nhìn nhất chính là bộ lông rực rỡ nhiều màu sắc của chúng. Vì có một vẻ bề ngoài bắt mắt và mang lại giá trị kinh tế cao nên chúng còn được xem là biểu hiện của sự giàu sang, quyền quý nên rất nhiều người muốn sở hữu chúng. 

Ở Việt Nam, được nuôi nhiều và phổ biến nhất là Trĩ đỏ và Trĩ xanh. Tùy vào giới tính mà loài chim này mang một vẻ bề ngoài với màu sắc khác nhau. 

chim trĩ
Tùy vào đặc điểm giới tính mà chim sẽ mang một ngoại hình khác nhau
  • Chim trĩ đực trưởng thành có vẻ ngoài rực rỡ với bộ lông đủ màu sắc. Đầu, họng và trước cổ có màu xanh lục, các phần còn lại có màu nâu đỏ và nâu vàng với các chấm đen. Màu sắc trên mặt và chân cũng khá tương phản, da mặt và chân màu đỏ rực, mắt màu nâu đỏ.
chim trĩ
Trĩ đực có những đặc điểm nhận dạng khá đặc biệt
  • Chim trĩ cái trưởng thành có kích thước nhỏ hơn trĩ đực với bộ lông màu hung nâu tối, ít nổi bật hơn. Tuy nhiên, lông có vằn, màu nâu điểm thêm các chấm đen, cánh có màu ấm hơn, một số lông đuôi giữa màu nâu ấm và sẽ chuyển thành trắng khi già đi. Màu da mặt và chân của trĩ cái cũng tương tự như trĩ đực.
  •  Chim trĩ con có bộ lông tơ màu vàng, sau chuyển sang màu nâu, trông giống chim cái trưởng thành. 

Với vẻ ngoài bắt mắt, rực rỡ nên loài chim này thường được dùng với mục đích làm cảnh, một số rất ít được nuôi để lấy thịt và trứng.  

2. Đặc điểm sinh học

2.1 Thức ăn của chim Trĩ

Tuy mang tập tính của động vật hoang dã nhưng giống chim này cũng có những đặc điểm gần giống với các loài gia cầm. Với nguồn thức ăn thuần túy từ thực vật như hạt, lá, quả, củ, rễ tới các động vật nhỏ như côn trùng, ấu trùng của côn trùng,…

2.2 Chim Trĩ sinh sản như thế nào?

 Hầu như không có thông tin về thói quen sinh sản của loài trĩ, nhưng người ta đã quan sát được chúng sẽ kết đôi và làm tổ trong môi trường nuôi nhốt. Mùa sinh sản của loài chim này bắt đầu từ tháng 2 và kéo dài đến tháng 4. 

Như nhiều giống vật khác, trĩ cũng là giống đa thế. Trong đời sống hoang dã, nhiều người vẫn thường gặp một chim trĩ trống đào hoa cặp kè với nhiều cô trĩ mái đi kiếm ăn chung trong mùa sinh sản. 

chim trĩ
Trĩ mang những đặc tính khác biệt so với các loài chim khác

Con đực quyến rũ con cái bằng cách dựng chiếc mào của nó và xù lông lưng đập cánh phành phạch. Khi đó, con trĩ cái sẽ kết đôi với con đực và đào tổ dưới đất để sinh sản sau đó. 

Chim trĩ cái có khả năng sinh sản khi được 2 năm tuổi và có thể sinh được từ 5-7 quả trứng, nở sau khoảng 21-22 ngày. 

2.3 Phân bố và môi trường sống của chim trĩ

Chim trĩ, hay tên đầy đủ Trĩ đỏ thông thường, tên khoa học Phasianus colchicus, là loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae) nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Chúng sống ở khu vực miền bắc Việt Nam và đông nam Trung Quốc.

Chim trĩ Việt Nam là loài đặc hữu của 3 tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên – Huế. Tổng diện tích nơi sinh sống rất nhỏ, chỉ khoảng 2,900 km2 và bị phân mảnh trầm trọng.

chim trĩ
Môi trường sống của chúng là những cánh rừng nguyên sinh

Nơi sinh sống thông thường của trĩ là các khu rừng nguyên sinh và thứ sinh kín tán. Ngoài ra trĩ Việt Nam còn được tìm thấy tại một số khu vực rừng có hoạt động khai thác chọn lọc, tán thấp và chủ yếu là các loài cọ nhỏ.

2.4 Tình trạng bảo tồn

Chim trĩ Việt Nam được xếp hạng nguy cấp trong Sách Đỏ của IUCN với số lượng cá thể trưởng thành còn lại chỉ còn dưới 2.499 con (số liệu năm 1995). Số lượng này tiếp tục suy giảm do tình trạng tàn phá môi trường rừng đất thấp đặc hữu của loài chim này để nhường chỗ cho canh tác lúa. 

Bên cạnh đó, tình trạng khai thác và đốt rừng của người dân địa phương và từ hoạt động săn bắn cũng là những nguyên nhân khiến loài chim này có nguy cơ xấu. 

chim trĩ
Là một giống chim quý và cần được bảo tồn

Xem thêm:

Tuy nhiên, nhờ vào giá trị kinh tế cao mà hiện nay, có rất nhiều người đã đầu tư vào việc nuôi chim trĩ. Nhờ đó mà số lượng của nó được tăng lên, tránh được nguy cơ sẽ tuyệt chủng.

3. Tập tính của chim trĩ

Để thuần hóa và thay đổi được các tập tính hoang dã của trĩ thì, và để mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi, cần hiểu rõ các tập tính sau:

3.1 Chim Trĩ có biết bay không? môi trường sống của chim Trĩ như thế nào?

Chim Trĩ là loài biết bay, nhưng tầm bay của chim Trĩ thấp.

Trĩ là giống chim sống trong những khu rừng, tầm bay thấp nhưng thích sống ở không gian rộng rãi. Nếu nuôi ở không gian hẹp trong chuồng có được không? 

Khi được bắt về nuôi ở không gian chuồng chật hẹp, thời gian đầu chim trĩ sẽ có chút sợ hãi, nhút nhát. Thế nhưng chỉ sau thời gian ngắn, chúng đã dễ dàng thích nghi và an phận trong không gian sống mới. Vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này.

chim trĩ
Chuồng chăn nuôi nên bố trí rộng rãi

Và một điều dĩ nhiên, bạn cần nuôi chúng bằng cách bắt nhốt mà không thể thả rông. Bởi vì là một loài chim nên khi được tự do có thể chúng sẽ bay đi mất. Ngoài ra, lồng hoặc chuồng nuôi trĩ phải đủ rộng để chú chim có thể dễ dàng di chuyển mà không bị vướng víu bởi chiếc đuôi dài từ 40-80cm. 

3.2 Chim Trĩ thích ngủ trên cao

Bản tính của chim trĩ là kiếm mồi ở dưới đất thấp và khi ngủ lại bay lên cành cao. Cả chim cái và chim đực đều giống nhau. Do đó, khi xây dựng chuồng, bạn nên tạo độ rộng để chúng có thể bay lên và bay xuống dễ dàng mà không vướng víu. 

Thêm nữa, một yếu tố quan trọng nữa chính là phải có giàn đậu để chúng ngủ. Tùy vào số lượng bạn nuôi mà nên có diện tích chuồng và giàn đậu phù hợp. Vì nếu không đủ chỗ, chim trĩ sẽ tranh giành với những cá thể khác trong chuồng, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng. 

3.3 Tập tính của chim trĩ đực

Trước mùa sinh sản, chim trĩ đực sẽ tìm cho mình một lãnh địa riêng để tiện cho việc “cưới vợ sinh con”. Khi đó, trĩ ta sẽ dùng tiếng gáy trầm khàn mạnh mẽ của mình để quyến rũ những nàng trĩ mái về kết đôi. Ngoài ra, tiếng gáy đó còn là tiếng cảnh báo với những chim trĩ đực khác khi đến gần địa bàn của chúng. 

Vào mùa sinh sản, chim trĩ đực như bị stress, chúng thường rất hay gây sự với các cá thể chim trĩ khác, thậm chí là cắn mổ, đấu đá nhau. Vì vậy, người chăm nuôi nên cách ly bọn trĩ đực ra riêng để tránh ảnh hưởng đến bầy đàn. 

3.4 Sinh sản của chim trĩ mái

Đối với môi trường sống hoang dã, chim trĩ mái rất siêng năng chăm sóc trứng của mình. Tuy nhiên, cả năm chúng chỉ đẻ một lứa và sau khi ấp cho trứng nở thì chim trĩ cái vẫn nằm lì ở ổ để ấp cho đàn con đến khi cứng cáp mới chịu rời.

Thế nhưng nếu nuôi trong chuồng bắt nhốt, chim trĩ cái lại không chịu đẻ trong ổ mà đụng đâu đẻ đấy khắp nơi. Thậm chí nếu gom trứng để vào ổ và việc của chim trĩ cái chỉ là ấp cho trứng nở, thì chúng cũng không quan tâm và không thực hiện. 

Tuy nhiên, sản lượng trứng khi nuôi trong chuồng là cao hơn vì trong một năm, chúng có thể đẻ đến 3 hoặc 4 đợt. 

3.5 Chim trĩ con rất yếu ớt

Khó khăn lắm mới có mẹ ấp cho nở ra đời nên có lẽ vì vậy mà chim trĩ non rất yếu ớt. Khi mới chui ra khỏi vỏ trứng thân mình chim trĩ con được phủ một lớp lông tơ màu xám tro như màu lông chim cút con, chỉ nhỏ bằng con gà sơ sinh và rất yếu.

chim trĩ
Chim trĩ con

 Nếu không được trĩ mẹ nằm ấp kĩ trong năm sáu tuần tuổi đầu đời thì chúng sẽ dễ bị chết. Với trĩ con ấp máy ta cần ấp kỹ trong lồng với nhiệt độ thích hợp trong nhiều tuần mới mang lại kết quả tốt. 

3.6 Con Trĩ thích tắm cát

Cũng giống như nhiều loài động vật khác, chim trĩ cũng có nhu cầu làm sạch cơ thể và sở thích của chúng là tắm cát. Vào những ngày nắng nóng, chúng sẽ tự tìm đến những vùng cát, hoặc nhiều đất bụi để vùi mình vào đó, rồi bơi lội trong cát, trước khi đứng lên chúng xù bộ lông lên để rũ hết bụi cát bám vào mình. 

Sau khi tắm cát xong, trông chim trĩ có vẻ tươi tỉnh ra, năng động hơn. Điều này rất dễ hiểu, vì nhờ việc tắm cát, chim trĩ đã loại bỏ sạch được tất cả những ký sinh trùng, rận mạt sống bám vào bộ lông vũ của nó để hút máu. 

3.7 Con Trĩ thích ăn tạp

Tuy là một loài có nhiều đặc tính phức tạp, thế nhưng chế độ ăn uống lại vô cùng đơn giản. Có thể nói chim trĩ không kén ăn.

Sống ngoài thiên nhiên hoang dã, chúng cũng sẽ ăn các loại thức ăn theo mùa. Mùa xuân thì ăn các loại rau mầm, chồi lá non,… Đến mùa hạ, mùa thu thì thức ăn chủ yếu của chim trĩ là các loại hạt, trái cây, và các loài côn trùng,… 

Nếu nuôi trong chuồng trại, bạn có thể cho chim trĩ ăn lúa, kê, các loại cám, hay rau cỏ,… Chắc chắn chúng sẽ không chê bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, cần lưu ý đến hải sản, dù tươi hay chín đều không tốt cho chim trĩ. Và một ngày chỉ cần cho chúng ăn vừa đủ, tránh cho ăn quá nhiều.

Chim trĩ là một loài động vật mang nhiều điểm độc đáo cả về ngoại hình lẫn đặc tính. Để có thể mang lại được giá trị cao trong việc nuôi hay sở hữu để làm kiểng thì bạn cũng nên tìm hiểu rõ các tập tính của chúng. 

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn biết chim trĩ là chim gì? Không những thế, bài viết còn đem lại cho bạn những thông tin cần thiết để mang lại hiệu quả cao hơn trong việc chăm nuôi chim trĩ, góp phần vào việc bảo vệ loài chim này khỏi nguy cơ đang báo động.