Chó Doberman – Thần hộ mệnh và giữ cửa cho con người

0
1716

Chó Doberman được một bộ phận giới trẻ yêu thích bới dáng vẻ mạnh mẽ, oai vũ và sang trọng. Nhưng ít ai biết nguồn gốc của giống chó này từ đâu? Và liệu với sự hung dữ, hiếu chiến như Doberman có thích hợp để làm thú cưng? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Xem Nhanh

1. Nguồn gốc Chó Doberman?

Chó Doberman
Nguồn gốc chó Doberman

1.1 Giới thiệu

Doberman là giống chó được một người đàn ông lai tạo thành. Cái tên Chó Doberman cũng chính là lấy từ tên của ông – Louis Dobermann. 

Louis Doberman khi đó làm công việc thu thuế. Hằng ngày ông phải cầm một số tiền rất lớn và di chuyển thường xuyên giữa các địa điểm. Việc này rất nguy hiểm tại thời điểm vốn loạn lạc nhiều trộm cướp khi đó. Vì thế, ông quyết định nuôi nhiều loại chó săn khác nhau, sau đó mỗi khi đi làm ông dẫn theo một chú  để bảo vệ mình. Đồng thời, chúng cũng làm bạn với ông cho vơi bớt cô đơn. 

Tuy nhiên, những giống chó vẫn chưa hội tụ được những yếu tố mà ông muốn. Đến năm 1800, Doberman bắt đầu tự cho lai tạo một giống chó bảo vệ “lý tưởng”. Với trí tuệ thông minh, tính tình trung thành và gan dạ cùng chiếc mũi thính nhạy. Bên cạnh đó chúng còn có một sức khỏe tốt, thể lực dẻo dai và quan trọng nhất là khả năng bảo vệ, tấn công kẻ thù cao. Quả thật đây là chú chó trong mơ cho những ai đang cần sự bảo vệ.

1.2 Mức độ ưa thích của giống chó Doberman

Chó Doberman này được nhiều người đón nhận và yêu thích. Thế nhưng công thức lai tạo của giống chó này không được Doberman ghi lại kĩ càng. Vì thế đến tận bây giờ cũng không ai biết rốt cuộc Doberman được lai tạo từ giống chó nào. Tất cả những điều ấy đã bị chôn vùi vào năm 1894 khi ông qua đời.

Sau khi được nhiều chuyên gia phân tích thì họ đã đưa ra kết luận rằng có thể chó Doberman được lai tạo những giống chó sau: Rottweiler, Pinscher Đức, Manchester Terriers, German Short, Haired Pointer, Great Dane, Weimaraner. 

Với những đặc điểm tính cách trên, Doberman được tín nhiệm và chọn để huấn luyện để trở thành chó nghiệp vụ, nhận nhiệm vụ canh gác, bảo vệ. Không những thế, ngày nay chúng trở nên phổ biến, nhiều người còn nuôi chúng làm thú cưng và trở thành người bảo vệ đắc lực cho gia đình và là người bạn đồng hành trung thành của mình. 

Xem thêm:

2. Đặc điểm ngoại hình của chó Doberman?

2.1 Dáng vóc

Nói về hình dáng của chúng, Doberman là một giống chó rất có thân hình khỏe khoắn, rắn chắc. Cơ bắp vạm vỡ nhưng trông chúng không hề nặng nề một chút nào đâu nhé. Ngược lại, Doberman rất nhanh nhẹn, cơ thể chúng phát triển hơn về phía trước.

Chó Doberman
Dáng vóc của chó Doberman

Bên cạnh đó, xương ngực và ức phát triển cân đối, cơ bắp ở cổ phát triển chắc nịch. Chúng có những bước chạy vô cùng dũng mãnh, nhanh nhẹn. Phần thân sau được cấu tạo hết sức gọn gàng điều này càng giúp chúng chạy được nhanh hơn. 

2.2 Phần đầu

Đầu của chó Doberman tương đối dài, mõm rộng, lỗ mũi to, bên cạnh đó chúng còn sở hữu một hàm răng vô cùng sắc khỏe. Cấu tạo răng như thế giúp chúng dễ dàng chiến đấu, tấn công và tiêu diệt kẻ thù.

2.3 Tai của chó Doberman

Cấu tạo tai của chó Doberman khá to và dài. Đỉnh tai thon nhọn và dựng đứng. Tuy nhiên  có thể bạn chưa biết, tai nguyên bản của Doberman thực chất rủ và cụp. Để có được đôi tai như thế, khi nuôi chó đạt 7 – 10 tuần hoặc chậm nhất là 6 tháng – 1 năm tuổi, người ta thường tiến hành phẫu thuật xén bớt tai cho chúng.

Công đoạn thực hiện, khi phẫu thuật bác sĩ thú y sẽ loại bớt một phần viền bên ngoài của tai, sau đó khâu và dán vết cắt trên đầu. Suốt quá trình, tai chó được cuộn giữ cho đứng thẳng. Sau khoảng 10 ngày, vết thương này sẽ lành.

Thực chất mục đích cắt tai này không giúp ích gì được chó Doberman, chúng chỉ thỏa mãn dục vọng của con người mà thôi. Họ cho rằng, tai vểnh trông sẽ sang và mạnh mẽ hơn, vì thế tiến hành cắt tai chó chúng. Hành động này hiện nay được coi là ngược đãi động vật, và cũng không thực sự được nhiều người đồng tình. 

2.4 Đuôi

Thực chất, Doberman không phải là một giống chó có đuôi cụt như bạn vẫn thường thấy. Khi sinh ra, đuôi Doberman còn dài hơn những giống chó khác. Tuy nhiên, người ra sẽ tháo khớp, cắt bớt phần đuôi vài ngày sau khi cún con sinh ra.

Như bạn cũng đã biết, Doberman là giống chó săn và chó nghiệp vụ. Việc có một chiếc đuôi dài khi làm nhiệm sẽ dễ trở thành điểm yếu của chúng. Chúng sẽ là điểm tựa để người khác nắm bắt chúng. 

Ngoài ra, đuôi của chó Doberman rất dễ gãy khi chúng va đập mạnh. Khi đuôi đã phát triển toàn diện thì khi chịu va đập và gãy sẽ khiến chúng càng đau hơn gấp bội. Thời gian hồi phục cũng rất lâu. Vì thế, nhiều người cắt đuôi của chúng khi còn nhỏ để tránh những đau đớn về sau này. 

2.5 Bộ lông

Chó Doberman thông thường sẽ sở hữu bộ lông ngắn, bóng khoẻ bó sát vào da. Màu lông thường gặp nhất là màu đen hoặc đen vàng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ xuất hiện những con Doberman nâu đỏ hoặc xanh xám. 

Đến những thập niên 1970, chó Doberman màu trắng ra đời. Tuy nhiên đây là sản phẩm của giống chó bị bệnh bạch tạng. Những giống có bộ lông màu trắng là những con không được khỏe mạnh. Vì thế màu lông này không được công nhận.

Bên cạnh đó, kiểu gen của những con màu trắng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng kháng bệnh của con vật. Vì thế nên người ta nghiêm cấm hành động đem những giống này đi lai tạo đấy nhé!

2.6 Chiều cao, cân nặng

Doberman là giống chó có kích thước trung bình. Thông thường con đực có chiều cao từ chân đến vai đạt từ 65 – 70 cm. Con cái sẽ nhỏ hơn, thông thường sẽ cao từ 61 – 66cm. 

Cân nặng của một chú Doberman trưởng thành thường nằm trong khoảng từ 27 – 36 kg. 

Hiện nay, người ta ưa chuộng chó Doberman gầy và thon thả hơn. Tuy vậy, những con Doberman to khỏe vẫn được một số người lựa chọn đấy nhé. Mỗi người mỗi gout mà, đúng không?

2.7 Tuổi thọ

Tuổi thọ của Doberman cũng khá dài, một con Doberman sinh trưởng, phát triển bình thường chỉ chết do bệnh tật thì chúng có thể sống được từ 10 đến 12 năm đấy.

3. Đặc điểm Tính cách của chó Doberman?

Chó Doberman
Đặc điểm tính cách của chó Doberman

3.1 Trung thành

Cũng giống như những giống chó khác Doberman rất trung thành với chủ nhân của mình. Cả đời này chúng chỉ nhận một chủ nhân mà thôi. Chính vì vậy mà chúng thường chỉ coi người nuôi nấng, chăm sóc gần gũi nhất làm chủ để nghe lời và bảo vệ hết lòng.

3.2 Hiếu chiến

Là một giống chó săn đương nhiên Doberman là một giống chó rất hiếu chiến. Khi làm nhiệm vụ, đối mặt với kẻ thù. Chúng sẽ không ngần ngại mà chiến đấu quên mình. Trong cuộc sống thường ngày bạn sẽ thấy chúng có thể vì bảo vệ chủ nhân của mình mà tấn sự đe dọa đến cùng. 

Vì thế nên khi nuôi một chú chó Doberman bạn nên chú ý cẩn thận và canh chừng chúng nhé. Nếu không chúng sẽ có khả năng vô ý gây thương tích cho người khác đấy.

Với tính cách gan, lì không biết sợ hãi khiến không ít người cảm thấy rùng mình, toát mồ hôi hột khi đối mặt đấy. Cũng bởi sự hung dữ này mà một vài quốc gia đã ban hành lệnh cấm nuôi chó Doberman.

3.3 Biết nghe lời

Dù có hung dữ và khiến người ngoài sợ hãi nhưng chúng vẫn rất nghe lời chủ nhân của chúng đáy nhé. Chỉ cần bạn ra lệnh, chúng nhất định có thể hoàn thành trong khả năng của mình đấy.

Chó Doberman
Chó Doberman biết nghe lời

Đây cũng là một trong những lý do khiến giống chó này được chọn làm chó nghiệp vụ. Dễ huấn luyện và khả năng hoàn thành công việc cao. Điều này bạn cũng hoàn toàn có thể dễ thấy, hiếm có chú chó Doberman nào chủ động tấn công mà không có hiệu lệnh. Đấy là một trong ưu điểm lớn nhất của giống chó này.

3.4 Thông minh

Một trong những tập tính khác của chó Doberman rất thông minh. Chúng tiếp thu và học hỏi rất nhanh. Khả năng ghi nhớ tốt. Chính bởi vì thế mà dòng dõi Doberman từng nhiều lần là “thủ khoa xuất sắc” trong các khóa huấn luyện nghiệp vụ. Bên cạnh đó, chúng cũng thường xuyên giành quán quân trong các cuộc thi ngày nay.

Với bản chất thông minh như thế này, nếu ta lựa chọn chó đầu đàn (Alpha), chắc hẳn Doberman chính là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí này. 

Thông thường chó Doberman phù hợp là chó nhà, chó bảo vệ, chó quân sự, cứu hộ và cả chó trị liệu. Thế nhưng nếu chúng  được dạy bảo đúng cách. Doberman hoàn toàn có thể hòa nhập với cuộc sống và các con vật khác. 

Vậy nên những bạn đang muốn nuôi chó Doberman nhưng trong nhà còn nhiều vật nuôi khác nữa thì đừng ngần ngại nhé. Doberman có thể hòa nhập tốt đối với những thú cưng trong nhà của bạn đấy.

4. Cách chăm sóc chó Doberman?

Chó Doberman
Cách chăm sóc chó Doberman

Bạn đang cân nhắc có nên nuôi một chú chó Doberman hay không vì không biết liệu nó có dễ chăm sóc? Vậy thì cùng tìm hiểu xe cách chăm sóc chúng như thế nào nhé!

Nhìn chung, một chú Doberman cũng không quá khó chìu. Khi chăm sóc chúng bạn chỉ cần ghi nhớ những điều như sau.

4.1 Cho ăn đủ nhiều

Đầu tiên bạn cần cho chúng ăn đủ nhiều. Với kích thước cơ thể to lớn, vạm vỡ, cộng với việc chúng yêu thích vận động. Điều này khiến chúng tiêu hao rất nhiều năng lượng. Vì vậy bạn phải bổ sung cho nó. Thông thường lượng thức ăn mà chúng ăn tương đương 4% trọng lượng cơ thể (trong đó 45% là đạm)

4.2 Cho chúng vận động thường xuyên

Điều thứ hai bạn cần ghi nhớ chính là cho chúng vận động thường xuyên. Việc vận động thường xuyên sẽ giúp chúng phát triển tốt hơn, tránh bị béo phì. Đồng thời giúp cho tình cảm giữa bạn và thú cưng của mình trở nên thân thiết hơn đấy. Vì thế, khi rảnh rỗi thì hãy dắt chúng đi dạo nhé. 

4.3 Tắm rửa vừa đủ

Điều thứ ba bạn cần ghi nhớ là phải tắm rửa chúng vừa đủ. Chó Doberman không thích nghịch bẩn. Cộng thêm việc lông của chúng rất ngắn, cũng không dễ bám và tích trữ bụi bẩn. Vì thế vốn dĩ bạn không cần phải tắm rửa cho chúng quá nhiều.

Việc tắm quá thường xuyên đôi khi sẽ gây ác cảm đối với bé cún của bạn đấy. Thông thường đối với giống chó này bạn có thể vài tháng tắm 1 lần mà không lo mất vệ sinh.

4.4 Điều kiện nuôi chó Doberman

Điều thứ tư cần lưu ý là điều kiện nuôi: Khác với những giống chó tầm trung khác ưa vận động. Doberman chỉ thích quấn quýt bên chủ nhân của mình. Vì thế bạn hoàn toàn có thể nuôi Doberman trong các căn hộ nhỏ. Nhưng lưu ý đừng nhốt một mình quá lâu nhé!

Tóm lại, Chó Doberman tiền thân là một giống chó săn với bản tính hung dữ. Nhưng mặt khác chúng cũng rất nghe lời. Chính vì thế, giống chó này hoàn toàn có thể được nuôi làm thú cưng. Chỉ là khi nuôi giống bạn cần phải cẩn thận hơn và chú ý hơn khi nuôi những giống chó thông thường khác. Hy vọng bài viết này bổ ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết!