Đô thị hóa là gì? Đô thị hóa đã “đụng và chạm” chúng ta như thế nào?

0
2203

Thế giới ngày càng trở nên đô thị hóa, hơn một nửa dân số toàn cầu sống ở các khu vực đô thị. Tỷ lệ đô thị trên toàn thế giới đang tăng từ khoảng 1/3 năm 1950 lên khoảng 2/3 năm 2050. Chúng không kịp đáp ứng và có thể gây ra đe dọa đối với con người. Vậy đô thị hóa là gì?

Phát triển bền vững phụ thuộc rất nhiều vào việc quản lý thành công tăng trưởng đô thị, để có thể tạo ra các thành phố bền vững trong cả các nước phát triển và đang phát triển. Ở Việt Nam đô thị hóa cũng đang dần phát triển điển hình là ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem Nhanh

1. Đô thị hóa là gì? 

Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, là tình trạng dân số tập trung sinh sống, kéo theo những thay đổi về cơ sở vật chất, công nghệ ở khu vực đó. Dân số thế giới đã tăng lên đáng kể và nền kinh tế của chúng ta đã trở nên công nghiệp hóa hơn trong vài trăm năm qua. Và kết quả là nhiều người đã chuyển đến các thành phố hơn, quá trình này được gọi là đô thị hóa

Tuy nhiên, ngay cả sau khi các thành phố xuất hiện, người dân sống và làm việc ở các vùng nông thôn vẫn còn là đa số. Mãi cho đến khi công nghiệp hóa quy mô lớn bắt đầu vào thế kỷ XVIII, thì lúc này các thành phố mới thực sự bắt đầu phát triển vượt bậc. Họ sẽ bị thu hút bởi các công việc trong lĩnh vực sản xuất và các ngành nghề, cũng như tăng cơ hội học tập và giải trí cho bản thân hơn.

Một tác động của sự gia tăng lớn dân số sống ở các khu vực đô thị là sự phát triển của siêu đô thị với một thành phố có hơn 10 triệu dân. Hiện nay có những thành phố thậm chí còn nhiều hơn thế, chẳng hạn như ở Tokyo, Nhật Bản có gần 40 triệu cư dân. 

đô thị hóa là gì
Quá trình đô thị hóa 

Đô thị hóa xảy ra khi dân số của một thành phố bị phân tán trên một khu vực địa lý ngày càng lớn. Sự di chuyển này từ các lõi đô thị có mật độ cao hơn đến các vùng ngoại ô có mật độ thấp hơn. Có nghĩa là khi các thành phố mở rộng, chúng bắt đầu chiếm những phần đất đáng kể trước đây được sử dụng cho nông nghiệp. Đến đây bạn đã thấy một số tác động của chúng rồi phải không?

Xem thêm:

2. Các tác động của đô thị hóa đến con người

2.1. Đô thị hóa là suy thoái môi trường

Những lời hứa từ công ăn việc làm và sự thịnh vượng cùng với một số yếu tố khác đã kéo mọi người đến sinh sống tại các thành phố lớn. Nhưng ở các thành phố, một trong những vấn đề cấp bách mà thế giới phải đối mặt đó là suy thoái môi trường sống của cả con người và sinh vật.

Chất lượng không khí và nước kém, không cung cấp đủ nước, các vấn đề xử lý chất thải và tiêu thụ năng lượng cao. Chúng đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn do mật độ dân số ngày càng tăng và nhu cầu của môi trường đô thị. Quy hoạch thành phố mạnh mẽ sẽ là điều cần thiết trong việc quản lý những khó khăn khi các khu vực đô thị trên thế giới cũng như Việt Nam ngày càng phình to.

đô thị hóa
Ô nhiễm môi trường do đô thị hóa

2.2. Các mối đe dọa khác của đô thị hóa

  • Tăng trưởng đô thị theo chiều sâu có thể dẫn đến nghèo đói lớn hơn. Vì chính quyền không thể kiểm soát và cung cấp dịch vụ cho tất cả người dân.
  • Sử dụng năng lượng một cách tập trung dẫn đến ô nhiễm không khí ngày càng lớn. Điều này tác động đáng kể đến sức khỏe con người.
  • Khí thải ô tô tạo ra hàm lượng chì cao trong không khí đô thị.
  • Khối lượng lớn chất thải không được thu gom sẽ tạo ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe cộng đồng.
  • Chúng tạo các rào cản vật lý đối với sự phát triển của rễ làm mất lớp che phủ của cây đô thị.
  • Các quần thể động vật bị ức chế bởi các chất độc hại, phương tiện đi lại, mất nơi cư trú và nguồn thức ăn.

Khi chúng ta tiến lên trong thế kỷ 21, 22,… dân số toàn cầu có khả năng tiếp tục tăng. Các khu đô thị sẽ tiếp tục phát triển cùng với dân số. Sự tăng trưởng liên tục này đặt ra những thách thức phức tạp khi chúng ta chuẩn bị cho các thành phố của tương lai. Cách chúng ta chọn để quản lý quá trình đô thị hóa sẽ gây ra những hậu quả cho thế giới của chúng ta trong nhiều năm tới.