Động vật hoang dã và những giống loài có nguy cơ tuyệt chủng

0
2187

Động vật hoang dã và những tác động từ môi trường xung quanh chúng đã dần dần làm tan biến đi sự xuất hiện của nó. Những loài động vật hoang dã đang có rất nhiều nguy cơ tuyệt chủng. Những loài động vật đấy là loài gì? Những điều tác động đến nó là gì?

Xem Nhanh

1. Động vật là gì?

động vật hoang dã
Sử tử

Động vật là một nhóm sinh vật đa bào, nhân chuẩn, được phân loại là giới Động vật. Cơ thể của chúng đều lớn lên khi phát triển. Hầu hết động vật đều có khả năng di chuyển tự nhiên và độc lập, không phụ thuộc vào một cá nhân khác nó.

Động vật được chia thành nhiều lớp nhỏ, một vài trong số đó là:

  • Động vật có xương sống (động vật có vú, lưỡng cư: ếch, bò sát, cá, chim,…)
  • Động vật thân mềm (trai, bạch tuộc, mực, hau và ốc sên,…)
  • Động vật Chân khớp (cuốn chiếu, nhện, bọ cạp, tôm,…)
  • Giun đốt (giun đất, đỉa,…)
  • Bọt biển và sứa.

2. Động vật hoang dã là gì?

Động vật hoang dã là nói đến các loài động vật đang sống trong tự nhiên và chưa được con người thuần hóa.

Động vật hoang dã sống ở khắp nơi trên trái đất, trong các hệ sinh thái như sa mạc, đồng bằng, bắc cực và cả những khu dân cư đông đúc nhất vẫn có các loài sống hoang dã.

Nhưng các hệ sinh thái khác nhau sẽ có mức độ đa dạng loài khác nhau ở trong hệ sinh thái đó.

Tuy nhiên, nói động vật hoang dã là nói đến các loài không hê chịu một sự tác động nào của con người, nhưng hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng, các loài động vật hoang dã ngày nay đang sống ở khắp nơi trên Trái Đất đều chịu một sự tác động nào đó bởi các hoạt động của con người.

3. Các loài động vật hoang dã trên trái đất đã và đang có nguy cơ tuyệt chủng cao

Ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều tồn tại các loài động vật hoang dã, nên số lượng loài là rất lớn.

3.1 Đười ươi Bornean

động vật hoang dã
Đười ươi

Khác với các người anh em thuộc giống loài Sumatra, các chú đười ươi Bornean chỉ xuất hiện với số lượng rất ít tại hòn đảo Borneo.

Đặc điểm nhận dạng của loài động vật này chính là bộ lông màu nâu đỏ, gương mặt có phần to hơn các người anh em khac, thêm vào đó với bộ râu thưa và ngắn hơn các loài đươi ươi khác sống tại Borneo.

Vào tháng 7 năm 2019, IUCN quyết định điền tên của loài đười ươi này vào danh sách đỏ sau khi phát hiện dân số của chúng giảm tầm 60% tính từ năm 1950 đến nay.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm số lượng cá thể của loài Bornean này chính là vì môi trường sống của chúng bị phá hủy. Phần rừng nơi các chú đười ươi Bornean sinh sống hầu hết đều được bàn tay con người sử dụng cho mục đích trồng cây cao su công nghiệp, sản xuất dầu cọ và giấy.

Lại một lần nữa, bàn tay của những con người thiếu ý thức, ý thức kém lại gây ra nạn tuyệt chủng của các loài động vật hoang dã này. Nạn săn bắt trái phép các loài động vật hoang dã để buôn bán, thuần hoá, lấy da,… đã làm cho Bornean rơi vào tình trạng nguy hiểm như hiện nay.

3.2 Tê tê

Tê tê trong tiếng Anh là “pangolin” còn trong tiếng Mã Lai tê tê có nghĩa là “cuộn tròn lại”. 

Vậy cái tên tê tê này có lẽ đã xuất phát từ tiếng Mã Lai do cơ chế phòng vệ của loài tê tê: Chúng cuộn tròn cơ thể lại thành một khối tròn khi gặp bất kỳ nguy hiểm nào. Thật không may, khi chính các đặc điểm phòng thủ không tấn công này khiến loài tê tê dễ bị săn bắt hơn bởi người săn thú mà chẳng cần tốn sức nào.

Ảnh tê tê 4

động vật hoang dã
Tê tê

Với những móng vuốt cong và sắc bén, loài động vật hoang dã này có khả năng bám vào các thân cây hiệu quả hay thậm chí ở nhiều loài tê tê còn có thể đào xuyên qua lớp bê-tông dày. Một số loài tê tê khác nhau như: loài tê tê đuôi dài sống ở châu Phi, chuyên sống trên cây. Trong khi đó, một số loài tê tê khác lại tự đào hang cư trú bên trong. Những cái hang mà chúng đào lớn đến mức một người trưởng thành chui vào được.

Ngoài sự tác động của bàn tay con người lên chúng, thì kẻ thù chính của tê tê là sư tử, hổ và báo ở các vùng hoang dã trong tự nhiên. Tuy nhiên, khi đối mặt với những loài vật này, tê tê chỉ cần cuộn tròn người lại. Ngay cả khi với bộ hàm chắc khỏe của sư tử, cũng không làm gì nổi lớp vảy cứng cáp như thép của tê tê.

Ngoài ra, tê tê còn có độc. Loài động vật hoang dã này có thể tiết ra một loại acid chứa chất độc từ các tuyến gần hậu môn, tương tự loài chồn hôi. Và có thể dùng chiếc đuôi sắc nhọn của mình để tấn công khi gặp nguy hiểm.

Xem thêm:

3.3 Tê giác

Tê giác là loài động vật hoang dã thuộc lớp thú có vú trên cạn lớn thứ hai trên trái đất. 

Ảnh tê giác 5

động vật hoang dã
Tê giác

Có hơn  500.000 cá thể tê giác sống tự do trong tự nhiên ở Châu Phi và Châu Á. Tuy nhiên ngày nay, số lượng cá thể các loài tê giác còn tồn tại trong môi trường động vật hoang dã là không còn nhiều. Do tình trạng săn bắt loài động vật hoang dã này xảy ra ở rất nhiều nơi. Chúng săn tê giác để cưa lấy sừng, vì những tin đồn về công dụng thần thánh của sừng tê giác là: trị ung thư, thuốc kích dục, thuốc tăng cường sinh lý nam,…Nhưng không có một cơ sở khoa học nào về các công dụng này.

Phần lớn tê giác hiện sống trong các vườn quốc gia và các khu bảo tồn do nạn săn trộm kéo dài và tình trạng mất sinh học liên tục diễn ra trong nhiều thập kỷ qua.

Hiện nay một số nơi đã và đang nhân giống loài động vật hoang dã này để không xảy ra hiện tượng tuyệt chủng đáng tiết. Ngoài ra có rất nhiều chính sách để bảo vệ tê giác đến từ các nước trên thế giới: cưa ngắn sừng, tiêm thuốc độc vào sừng mà không ảnh hưởng đến cơ thể chúng,…

Tin chắc rằng gấu trúc đã được bảo vệ rất an toàn, thì tê giác cũng chắc chắn sẽ được an toàn như thế thôi!

3.4 Pika

động vật hoang dã
Pika

Với ngoại hình tròn trịa với bộ lông dày, đôi chân ngắn, đôi tai tròn cặp mắt to cùng đôi tai tròn xoe, Pika được ví von như “anh em họ hàng xa” của loài thỏ cực kỳ đáng yêu.

Pika là loài động vật hoang dã sinh sống tập trung ở khu vực núi châu Á và Bắc Mỹ.

Lần đầu tiên mọi người biến đến sự tồn tại của sinh vật đáng yêu này là vào năm 2014, khi một nhiếp ảnh gia người Trung Quốc phát hiện ra chúng đang kiếm ăn tại một vách núi ở tỉnh Tân Cương.

Ước tính, chỉ còn vỏn vẹn 1.000 con trên khắp thế giới. Mọi người thực chất phát hiện chúng đã xuất hiện vào năm 1983. Tuy nhiên, ngày nay số lượng của các cá thể Pika đã giảm hơn 70%.

Sự biến đổi khí hậu trên trái đất đã tác động rất lớn đến đời sống của Pika. Thay vì sinh sống ở đồng bằng, chúng phải rút lui về các vùng núi để có môi trường sống phù hợp hơn, khiến cho việc tìm kiếm thức ăn của chúng ngày càng trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường cũng làm cho loài động vật hoang dã này khó thích nghi với đời sống thực tại, nên số lượng loài này ngày càng giảm và ít thấy.

Loài động vật hoang dã này hiện nay thích nghi và rất ưa ở nơi các sườn đá, ăn cỏ, hoa, và cành non. Vào mùa thu, chúng kéo rơm rạ, cành mềm và những thứ khác về tổ để ăn dần cho một mùa mùa đông dài lạnh lẽo sắp đến.

3.5 Rùa biển

động vật hoang dã
Rùa biển

Có lẽ đây là một trong những loài động vật hoang dã sống dưới nước mà đang được rất nhiều nơi, nhiều đối tượng khác nhau quan tâm đến.

Loài rùa biển có đặc tính sinh sản ở các vùng cát ven biển vào ban đêm. Chúng đào hang đẻ trứng vào đấy, rồi lắp chúng lại. Trứng rùa giống như trứng cá sấu, nhiệt độ sẽ quy định giới tính của cá thể được sinh ra từ trong trứng.

Hiện nay do mất cân bằng sinh học, biến đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất đã làm cho số lượng rùa cái giảm mạnh. Người dân săn bắt rùa biển, chiếm lấn các vùng bờ biển không có chỗ cho việc sinh nở của loài động vật hoang dã này.

Nhưng hiện nay có rất nhiều đội tình nguyện hay các cán bộ bộ đội, đã và đang thực hiện việc cân bằng lại giới tính của rùa biển. Đồng thời đảm bảo chúng được an toàn trong lúc sinh đẻ.

Bởi vì loài động vật hoang dã này con khi trưởng thành sẽ quay về vùng đất chúng được sinh ra để đẻ trứng vào tiếp tục cho một thế hệ tiếp theo. Chúng sẽ ghi nhớ được nơi đầu tiên mà chúng được đặt từng bước xuống với đại dương.

Ngoài ra săn bắt rùa biển trái phép cũng đã được đưa ra nhiều quy định xử phạt nghiêm khắc.

Đừng vì vẻ đẹp của mai rùa mà tước đi sinh mạng trăm năm của một chú rùa biển bạn nhé! Mai rùa chính là xương sống của chúng đấy, người cần xương sống thì rừa cũng cần đấy!

4. Các nguyên nhân chính gây ra nguy cơ tuyệt chủng cho động vật hoang dã.

  • Sự biến đổi khí hậu, con người đang tác động quá nhiều đối voiws môi trường. Chỉ tính trong những tháng cuối năm 2019, mà có hàng loạt các vụ cháy rừng cũng chính do bàn tay của con người gây ra. Những chiếc máy lọc khí tự nhiên, những ngôi nhà của các loài động vật đã mất đi chỉ vì những lợi ích hiện tai của những cá nhân.
  • Săn bắt bừa bãi, chỉ vì tiền con người có thể giết chết, bắt sống các động vật hoang giã. Dù đã là bắt sống nhưng môi trường sống thay đổi động vật hoang dã cũng có thể sẽ chết đi vì không thể thích nghi.
  • Lễ hội, tục lệ cổ hủ. Giết chết hàng loạt các loài động vật để ăn mừng cho một dịp gì đó.
  • Chất thải từ con người, các loại nhựa không phân huỷ, đã lấy đi sinh mạng của nhiều loài động vật một cách oan uổng.

Chúng ta hãy nên đứng lên bảo vệ động vật hoang dã nói riêng, môi trường sống của chúng ta nói chung. Động vật hoang dã hãy để chúng tự do, đừng nên can thiệp thuần hoá chúng, làm thay đổi mọi thứ có thể giết chết chúng đấy. Chúng t a cần thực hiện các công tác nhân giống để giữ được sự đa dạng sinh học, cân bằng sinh học rất quan trọng đối với môi trường và con người đấy!

Nếu bạn thấy bài viết có ích cho bạn, hãy thường xuyên theo dõi trang web của chúng tôi để đọc thêm được nhiều bài viết hay hơn bạn nhé!