Máy biến áp và những thông tin cơ bản mà bạn cần biết

0
1825

Máy biến áp là một thiết bị được sử dụng nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Nó không chỉ có mặt trong các nhà máy, xí nghiệp, mà còn được trang bị và sử dụng ngay tại nhà. Vậy cụ thể loại máy này là gì, hoạt động, cấu tạo như thế nào?

Xem Nhanh

1. Máy biến áp là gì và nó hoạt động như thế nào?

Khi nói về máy biến áp, chúng ta đang nói đến một thiết bị biến đổi điện áp xoay chiều, nó có thể tăng giảm điện áp ban đầu. Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm ứng từ, biến đổi hệ dòng điện xoay chiều ở hiệu điện thế này. Với hệ thống dòng điện xoay chiều ở hiệu điện thế khác với tần số không đổi.

máy biến áp
Máy biến thế

Nói một cách đơn giản, máy biến thế là một thiết bị điện sử dụng cảm ứng điện từ. Để truyền năng lượng hoặc tín hiệu dòng điện xoay chiều giữa các mạch điện. Một số người thường bị nhầm lẫn về chức năng chính của máy biến thế. Thực tế, thiết bị này chỉ có chức năng truyền hoặc phân phối năng lượng, chứ không làm thay đổi chúng.  

Trong quá trình máy chạy, tất cả các bộ phận đều nằm trong trạng thái tĩnh, không có bộ phận nào chuyển động. Trong điều kiện hoạt động bình thường, tuổi thọ của máy biến thế thường kéo dài khá lâu, và ít khi gặp sự cố. 

Về cơ bản, bộ phận chính của máy biến thế, bao gồm hai hoặc nhiều cuộn dây cách điện quấn trên một lõi thép nhiều lớp. Khi điện áp được đưa vào cuộn dây sơ cấp, nó sẽ từ hóa lõi sắt. Sau đó, một dòng điện áp mới sẽ được tạo ra trong cuộn dây thứ cấp, hay còn gọi là cuộn dây đầu ra. Sự thay đổi hiệu điện thế (hay tỉ số hiệu điện thế) giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp, phụ thuộc vào tỷ số vòng dây của hai cuộn dây.

máy biến áp
Nguyên lý hoạt động của máy biến thế

2. Cấu tạo máy biến áp

Máy biến áp gồm 4 bộ phận chính: kết nối đầu vào, kết nối đầu ra, các cuộn dây và lõi.

Kết nối đầu vào còn gọi được gọi là bên sơ cấp. Để đưa dòng điện vào máy biến thế thì cần phải kết nối với đầu này trước tiên. 

Kết nối đầu ra có tên khác là bên thứ cấp. Ở đây, năng lượng điện được chuyển đến các thiết bị điện trong không gian sử dụng của bạn. Dựa trên những tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết bị, công suất điện đầu vào có thể làm tăng hoặc giảm công suất của chúng.

Cuộn dây, tất cả các máy biến thế đều có hai cuộn dây. Chia thành cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp. Cuộn sơ cấp có chức năng hút điện từ nguồn. Cuộn thứ cấp giúp truyền năng lượng ở điện áp biến đổi, hoặc thay đổi cho phụ tải của thiết bị. Thông thường, hai cuộn dây này được chia thành nhiều cuộn dây nhỏ.

Lõi biến áp, được sử dụng để cung cấp từ thông được tạo ra trong máy biến thế. Thông thường, lõi biến áp không phải là một thanh thép đặc, mà nó gồm rất nhiều lá thép dát mỏng hoặc nhiều lớp được gấp gọn lại với nhau. Thiết kế nhằm mục đích giảm nhiệt cho máy tốt hơn.

Xem thêm:

3. Cách phân biệt

Chúng ta có nhiều cách để phân biệt máy biến thế.

  • Theo thiết kế: máy biến áp một pha và ba pha
  • Theo chức năng: máy biến tăng áp và hạ áp
  • Theo cách thức cách điện: máy biến áp lõi dầu và máy biến áp khô
  • Theo sự liên kết giữa các cuộn dây: máy biến áp tự ngẫu và cảm ứng.
  • Theo chức năng: máy biến áp điện lực, máy biến áp dân dụng, máy biến áp hàn, máy biến áp xung,…
máy biến áp
Máy biến thế một pha (trái) và ba pha (phải)

4. Máy biến áp có thể hoạt động ở điện áp khác với điện áp quy định trên máy không?

Trong một số trường hợp, máy có thể hoạt động ở điện áp thấp hơn điện áp quy định trên bảng hướng dẫn. Còn lại, máy biến thế thường không sử dụng được cho những điện áp lớn hơn. 

Khi hoạt động dưới điện áp định mức, công suất KVA bị giảm tương ứng. Ví dụ, cho một chiếc máy biến áp sơ cấp 480 vôn, với một máy biến thế thứ cấp 240 vôn hoạt động đồng thời ở 240 vôn. Khi đó, điện áp thứ cấp sẽ giảm xuống còn 120 vôn. Nếu máy biến thế ban đầu được đánh giá là 10 KVA, thì định mức giảm xuống sẽ là 5 KVA, hoặc tỷ lệ thuận với điện áp đặt vào.

Máy biến áp là một thiết bị điện cần thiết, giúp ích rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn về máy biến thế.