Có thể nói cách tập đi xe đạp là điều mà nhiều người đã được luyện tập khi còn nhỏ. Xe đạp cũng là phương tiện đi lại hầu hết ở nhiều nơi tại Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết cách chạy xe đạp cả, đặc biệt là người trường thành.
Xe đạp được sử dụng không chỉ riêng ở người đi làm mà còn được đại đa số học sinh, sinh viên sử dụng. Vì thế nó dần đã trở thành một hình ảnh quá đỗi thân thuộc trong mắt người dân. Bên cạnh đó, cách tập đi xe đạp cũng đã trở thành một trong những điều tất yếu. Nhưng không phải ai cũng sẽ làm được điều đó cả.
Xem Nhanh
1. Giữ thăng bằng khi đạp xe
Giữ thăng bằng trên bánh xe đạp
Có một sự thật rằng bánh xe đạp nhỏ sẽ rất khó để giữ thăng bằng hơn so với bánh lớn của xe máy. Nhưng vô tình cũng có một điểm lợi ngược lại là đi xe đạp nhẹ sẽ dễ dàng điều khiển hơn. Các bạn có thể cân nhắc đến việc tập giữ thăng bằng qua cách luôn giữ cho một chân dưới đất, đạp nhẹ cho xe đi một quãng ngắn.
Cứ thể tiếp tục tiến về phía trước và nên hạn chế nhờ người khác vịn vai hoặc xe đẩy đi lúc bạn đang tập. Bởi vì nếu cứ tiếp tục như thế sẽ làm cho bạn có chút cảm giác sợ hãi khi người ấy bỏ tay ra. Tốt nhất là hãy cố gắng tập tính gan dạ ngay từ đầu. Một mẹo nhỏ cho việc này là để một chân hờ ở dưới đất sẽ làm bạn cảm thấy an tâm hơn khi chân còn lại tiếp tục đạp đi một khoảng.
2. Tập sử dụng thắng
Nhiều bạn trẻ mới tập đi xe đạp thường hay có thói quen giữ thắng mãi không buông. Dù ngay cả khi đang đạp vẫn bóp thắng, hoặc chỉ bóp thắng ở trước. Bạn nên nhớ việc giữ thắng khi đang đạp. Việc này không chỉ làm bạn khó di chuyển xe hơn mà còn gây ra nguy cơ đứt dây thắng nữa nhé.
Đồng thời nếu bạn đang di chuyển nhanh mà bóp thắng trước đột ngột thay vì thắng sau sẽ dễ gây ra hiện tượng trật bánh trước rất dễ té nhé. Nên tốt nhất là hãy chỉ thắng khi cần thiết và luôn nhớ bóp thắng sau đầu tiên khi bị vấn đề gì.
3. Tập đi chậm
Sự thật rằng tốc độ có một lực hấp dẫn rất lớn đối với mọi người. Từ lúc khi mới lững chững biết đi xe đạp, nhiều người đã có tâm lý muốn tăng tốc độ lên để cảm nhận được độ “phiêu” của nó. Điều này là hết sức sai lầm vì nếu chưa quen với tốc độ nhanh hơn hiện tại, bạn sẽ ngay lập tức bị sốc và dễ dàng té hơn.
Tốt nhất hãy tập đạp chậm vì đạp chậm thậm chí còn khó hơn việc đạp nhanh đấy nhé. Điều này nghe có vẻ lạ nhưng nếu bạn đã rất chạy xe tốt hơn khi đạp tàn tàn, việc tăng tốc sẽ không còn trở nên quá khó và xa lạ nữa đâu.
Làm quen với việc đi chậm
4. Tập cảm nhận khi quẹo cua
Việc cảm nhận được tốc độ khi đạp xe rất quan trọng vì nó chịu ảnh hưởng đến nhiều yếu tố. Tiêu biểu nhất là khi quẹo cua, nếu bạn muốn quẹo cua an toàn thì bạn nên giữ tốc độ ở mức trung bình, không quá nhanh cũng không quá chậm.
Tốt nhất là không nên kết hợp cả 3 động tác quẹo, phanh, đạp cùng lúc. Cách tốt nhất khi quẹo cua là bạn hãy hãm bớt tốc độ nếu thấy xe đang đi quá nhan. Sau đó thì ngừng đạp, thả trớn và quẹo thật nhẹ nhàng, an toàn qua cua, nghe thì thật dễ phải không nào?
5. Tập lao dốc
Không chỉ riêng xe máy mà xe đạp cũng có thể gây ra tai nạn khi đổ đèo, đổ dốc sai cách. Rất nhiều người vẫn thường có thói quen là bóp giữ thắng khi lao xuống cầu, đèo, dốc… Việc này cực kì nguy hiểm và có thể gây ra hiện tượng mòn thắng, đứt dây thắng. Điều cấm kỵ khi đổ đèo đó là sử dụng thắng trước quá đột ngột.
Bạn cũng nên nhớ rằng không nên giữ thắng khi xe đang lao quá nhanh xuống. Cách tốt nhất là bạn bóp nhả thắng liên tục để hãm lại tốc độ, không cho xe lao quá nhanh. Đồng thời bạn không nên đạp khi đổ đèo mà nên tốt nhất thả trớn nhé!
6. Học cách lướt
Những nhà nghiên cứu về xe đạp đã hướng dẫn cơ bản về việc giữ thăng bằng thông qua phương pháp ngồi trên xe và lướt xe đi bằng hai chân như cách trẻ em bắt đầu học đạp xe. Việc lướt đi cùng xe đạp bằng cách đẩy chân này sẽ giúp bạn cảm nhận được cảm giác thăng bằng ngay trên hai bánh xe.
Mục tiêu cho phương pháp này là khi lướt đi, bạn rút hai chân lên khỏi mặt đất càng lâu càng tốt. Và nếu cần thiết, hãy dùng một chân để giữ thăng bằng, bằng không hãy thử đặt hai chân xuống đất và thử lại. Một khi bạn có thể lướt đi thì có nghĩa là bạn đã sẵn sàng để bắt đầu đạp.
Lướt đi trên xe đạp
Thật ra nếu bạn không tập xe đạp khi nhỏ, thì việc tập xe lúc trưởng thành sẽ khá khó hơn. Nhưng nếu bạn đã biết được cách tập đi xe đạp đúng cách thì bạn hoàn toàn có thể đi xe đạp dễ dàng hơn. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp đạp xe và thành công hơn nhé!