Ngày môi trường thế giới – Tập trung vào đa dạng sinh học

0
1555

Ngày Môi trường Thế giới được tổ chức vào ngày 5 tháng 6 hằng năm. Bắt đầu từ năm 1972, đến nay đã có hơn 150 quốc gia hưởng ứng tích cực ngày lễ này. Năm 2020, chủ đề chính của Ngày Môi trường Thế giới là “Hành động vì Môi trường”.

Xem Nhanh

1. Ngày môi trường Thế giới – Hành động vì Môi trường

Ngày 11 tháng 12 năm 2019, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (United Nations Environment Programme – UNEP) đã chính thức quyết định chủ đề chính của Ngày Môi trường Thế giới năm 2020 sẽ là “Hành động vì Môi trường”. Cụ thể hơn, chủ đề này sẽ xoáy sâu vào khía cạnh những hoạt động cấp thiết, cần được thực hiện ngay để bảo tồn sự đa dạng sinh học của thiên nhiên.

Ngày Môi trường Thế giới
Chủ đề chính của Ngày Môi trường Thế giới 2020 là “Hành động vì Môi trường”

Quyết định này được đưa ra tại thành phố Madrid của Tây Ban Nha. Sự kiện sẽ được tổ chức bởi sự kết hợp giữa hai nước là Columbia và Đức. Theo ông Jochen Flasbarth – Bộ trưởng Bộ Môi trường của Đức, đây là khoảng thời gian thích hợp nhất để mọi người cùng nhau chung tay, góp sức bảo tồn hành tinh xanh. Nhất là khi các loài động – thực vật đang dần mất đi môi trường sống do sự tác động của con người, nhiều loài thậm chí còn đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng.

Vào năm 2019, IPBES (Intergovernmental Science-Policy Platform on Biodiversity and Ecosystem Services, tạm dịch: Nền tảng chính sách khoa học liên chính phủ về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái) đã đưa ra một báo cáo liên quan đến vấn đề này. Cụ thể, nếu sự đa dạng sinh học cứ tiếp tục bị đe dọa, nhiều khả năng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hơn 80% quá trình hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững của UN. Trong đó bao gồm những mục tiêu cải thiện tình trạng đói nghèo, điều kiện y tế, nước sinh hoạt, đô thị hóa, sản xuất và tiêu dùng,…

Đa dạng sinh học chính là nền tảng để vạn vật phát triển, cung cấp sự sống và các tài nguyên cho muôn loài. Chính vì những lý do trên, việc bảo vệ đa dạng sinh học đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Vì thế mà chủ đề chính của Ngày Môi trường Thế giới 2020 được ra đời.

2. Những lý do khiến đa dạng sinh học bị đe dọa

Có rất nhiều lý do dẫn đến vấn đề mất cân bằng đa dạng sinh học, trong đó có cả những việc làm do con người gây ra. Những nguyên nhân đó được ban tổ chức Ngày Môi trường Thế giới phân ra thành 5 nhóm chính.

2.1. Thay đổi nhu cầu sử dụng đất

Khi đời sống dần trở nên hiện đại hơn, nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ cũng là lúc con người cần thêm nhiều diện tích đất đai để phục vụ cho nhu cầu công nghiệp. Họ tiến hành khai hoang, chặt phá rừng, san lấp đất,… Những việc làm ấy đã khiến cho các loài động – thực vật tại khu vực bị xâm lấn không có nơi sinh sống và phát triển. Vì thế mà chúng cứ dần dần biến mất.

Ngày Môi trường Thế giới
Thay đổi nhu cầu sử dụng đất dẫn đến biến đổi đa dạng sinh học

Theo số liệu thống kê của Ngày Môi trường Thế giới, đất đai hiện nay đang ngày càng bị acid hóa, ô nhiễm môi trường đất nặng nề. Cộng thêm công tác quản lý đất đai chưa thực sự có hiệu quả khiến cho diện tích đất trên bề mặt suy thoái nhanh dần đều.

Xem thêm:

2.2. Khai thác quá mức động thực vật hoang dã

Đây cũng là một vấn đề gây nhức nhối dư luận trong sự kiện Ngày Môi trường Thế giới 2020, khi liên tục các bài báo về đánh bắt cá trái phép, lâm tặc hoành hành được đăng tải. Việc làm này đã trực tiếp đẩy những loài động – thực vật hoang dã tiến gần hơn đến vực sâu tuyệt chủng. 

Ngày Môi trường Thế giới
Tê tê bị săn bắt trái phép

Điển hình là sản lượng gỗ rừng quý đang ngày một giảm mạnh. Việc đánh bắt cá bằng chất nổ vẫn thường xuyên xảy ra. Những loài vật hoang dã vô tội như tê tê, tê giác, voi liên tục bị bắt trộm và rao bán trên các kênh giao dịch trái phép.

2.3. Ô nhiễm môi trường

Các chất thải công nghiệp chưa qua xử lý liên tục được đưa ra ngoài môi trường. Nhiều thuyền lớn bị tràn dầu trên đại dương. Khói bụi thải ra từ các khu chế xuất công nghiệp khiến nồng độ bụi mịn tăng cao. Rác thải sinh hoạt của con người bị nems thẳng xuống sông, rạch, mương khiến nước bốc mùi hôi thối và cá chết hàng loạt. Những điều đó đã khiến cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề.

2.4. Biến đổi khí hậu

Bên cạnh những tác động của con người, tác động từ sự biến đổi khắc nghiệt của khí hậu cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến đa dạng sinh học bị ảnh hưởng. Trái đất đang nóng lên hàng năm khiến cho băng tan ngày một nhiều. Điều đó khiến cho các chú chim cánh cụt, gấu bắc cực mất đi nơi trú ẩn của chúng.

Ngày Môi trường Thế giới
Băng tan khiến nhiều loài sinh vật khốn đốn

2.5. Sự xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai

Đây là những loài sinh vật gây thiệt hại nghiêm trọng đến sự đa dạng sinh học. Chúng sống ký sinh, làm tổ, chiếm đi nơi ở các loài động – thực vật. Sau đó, chúng tiếp tục phối giống, sinh sổi nảy nở rất nhanh, gây ra các loại bệnh cho những loài bị ảnh hưởng.

Những điều nói trên đã khiến cho đa dạng sinh học cần được bảo vệ hơn bao giờ hết. Năm 2020, dịch bệnh COVID-19 ập đến và hoành hành mạnh hơn, trở thành hồi chuông báo động mạnh mẽ cho vấn đề này. Vì thế, Ngày Môi trường Thế giới năm 2020 sẽ chính thức lấy chủ đề là “Hành động vì Môi trường”, bảo tồn đa dạng sinh học.