Tại sao người tai biến bị phù chân? Cách khắc phục

0
387

Phù chân là một trong những hệ quả của tai biến mạch máu não. Người tai biến bị phù chân gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển. Vì thế người tai biến cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân. Nếu bạn đang có người quen mắc bệnh tai biến phù chân, hãy xem ngay bài viết để tìm hiểu nguyên nhân và mẹo cải thiện tình trạng nhé. 

Xem Nhanh

Người tai biến bị phù chân có triệu chứng như thế nào?

Phù chân là hiện tượng thường gặp ở nhiều bệnh nhân tai biến mạch máu não. 

Khi người tại biến bị phù chân, bàn chân, cẳng chân, mắt cá sẽ sưng to. Hiện tượng phù có thể xảy ra một bên hoặc cả hai bên chân. Gây khó khăn trong đi lại, vận động. Làm tăng thêm sự nặng nề của cơ thể. 

người tai biến bị phù chân
Người tai biến bị phù chân

Triệu chứng của  phù chân sau tai biến: 

  • Bàn chân to bất thường
  • Các mô dưới da bàn chân sưng lên.
  • Người bệnh có cảm giác chảy nước ở các mô ở bàn chân.
  • Da phù nề thường căng và bóng.
  • Người bệnh cảm thấy nặng nề khi cử động ở chân. Nếu dùng tay ấn vào vùng da bị phù nề sẽ thấy lõm xuống trong vài giây. 

Nguyên nhân gây phù chân người sau tai biến

Người tai biến bị phù chân chủ yếu do nguyên nhân viêm tắc tĩnh mạch. Theo thống kê cho thấy hơn 90% trường hợp phù chân sau đột quỵ là do viêm tắc tĩnh mạch.

Ở người bình thường không mắc bệnh tai biến, hệ thống tĩnh mạch chi dưới hoạt động tốt. Giúp máu lưu thông thuận lợi không tắc nghẽn. 

Ở người bị tai biến mạch máu não, cơ thể thường co cứng và liệt vận động. Những hậu quả này làm suy giảm lưu lượng máu từ tim đi và từ tim về. Từ đó, tăng sự hình thành các cục máu đông trong hệ thống tĩnh mạch chân dẫn đến huyết khối gây phù chân.

Vậy biến chứng phù chân sau tai biến là gì?

Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, phù chân còn gây đau nhức khó chịu, hạn chế vận động, cản trở quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người tai biến bị sưng phù chân trong thời dài, tình trạng sưng phù nặng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Xơ hóa mô dưới da. 
  • Biến đổi chân để trông giống như chân voi. 
  • Loét bàn chân. 
  • Giãn tĩnh mạch. 
  • Nó có thể gây phù phổi và tắc phổi, dẫn đến suy hô hấp. 
  • Sưng chân sau đột quỵ có thể dẫn đến suy tim và thậm chí đột tử. 

Cách khắc phục phù chân sau đột quỵ 

Ngoài việc đi khám bác sĩ để có đơn thuốc điều trị, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để cải thiện phù chân sau tai biến:

  • Giảm ăn muối: Người bệnh nên hạn chế ăn nhiều muối, vì có thể làm tăng huyết áp và phù tĩnh mạch. 
  • Massage chân: Nhẹ nhàng xoa bóp các vùng bị sưng phù ở bàn chân để đánh bật dịch tích tụ ở các vùng bị tổn thương. Xoa bóp massage không chỉ giúp giảm sưng phù mà còn rất có lợi cho người tai biến. Nó làm tăng cường lưu thông máu, kích thích các giác quan, cải thiện vận động.
người tai biến bị phù chân
Massage chân cho người tai biến
  • Sử dụng tất y khoa: tất y khoa là một dụng cụ hỗ trợ giúp duy trì áp lực lên đôi chân và ngăn chất lỏng tràn vào và ứ đọng trong các mô. Đẩy máu từ chân về tim thuận lợi.
  • Tập luyện vận động bằng xe đạp phục hồi chức năng: Tập luyện giúp chân phục hồi khả năng đi lại, máu lưu thông tốt, tránh tắc nghẽn. Với người bị tai biến nên có sự hỗ trợ của người thân khi tập.

Một số bài tập cải thiện phù nề chân ở người tai biến

Các bài tập được gợi ý dưới đây không chỉ giúp cải thiện sưng phù mà còn hỗ trợ phục hồi khả năng vận động, ngăn ngừa liệt và hạn chế các biến chứng nguy hiểm do phù nề chân.

Bài tập nằm ngửa

Gập, duỗi, xoay cổ chân: 

  • Người bệnh ở tư thế nằm trên giường, hai chân duỗi thẳng
  • Chân trái nhấc khỏi mặt giường khoảng 30-50 độ. 
  • Giữ nguyên vị trí sau đó tập duỗi cổ chân, gập cổ chân, vặn cổ chân từ phải sang trái, rồi từ trái sang phải 10-15 lần. Nếu trong quá trình tập bị mỏi chân có thể dừng lại nghỉ một lúc.
  • Sau đó chuyển sau tập ở chân phải.

Mỗi ngày nên tập 2-3 lần.

Bắt chéo chân:

  • Người bệnh nằm ngửa, duỗi thẳng chân rồi nhấc khỏi giường. 
  • Sau đó tập bắt chéo chân trái qua chân phải từ 10 đến 15 lần. Làm ngược lại với chân phải.
  • Tập đều đặn 2-3 lần/ngày. 
người tai biến bị phù chân
Tập Bắt chéo chân

Đạp xe:

  • Không sử dụng thiết bị hỗ trợ: Người bệnh nằm ngửa, nhấc hai chân khỏi giường, gập đầu gối lại thực hiện động tác mô phỏng đạp xe trên không. Bệnh nhân nên tập thể dục 2-3 lần mỗi ngày.
  • Có sử dụng thiết bị hỗ trợ: Người bệnh ngồi trên xe đạp phục hồi chức năng. Hai tay vịn vào thành ghế, chân đặt vào bàn đạp. Bắt đầu đạp từ từ trong 10-15 phút. Mỗi ngày tập 2-3 lần.

Bài tập ngồi

Nhón gót chân: 

Người bệnh ngồi trên ghế có độ cao thích hợp và tập nhón gót chân. Luân phiên tập bên trái rồi đến bên phải. 

Nâng cẳng chân: 

Người tập ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt sát sàn. Sau đó nhấc chân phải lên khỏi sàn, duỗi thẳng chân phải rồi đưa về vị trí ban đầu. Tiếp tục thực hiện với bên chân còn lại. Lặp lại ít nhất 10 lần cho mỗi bên chân.

Gập, duỗi thẳng và xoay mắt cá chân:

Người tập ngồi trên ghế và nhấc chân trái lên khỏi sàn. Sau đó duỗi thẳng và gập. Tiếp theo, thực hành xoay mắt cá chân. Làm ngược lại với chân phải. Mỗi bên chân làm ít nhất 10 lần.

Người tai biến bị phù chân không hiếm gặp, tuy nhiên không phải người tai biến nào cũng bị phù chân. Giải pháp tốt nhất cho người tai biến để tránh các biến chứng là tập thể dục thường xuyên. Cứ mỗi 2 tiếng phải đi lại, vận động hoặc xoa bóp tay chân. Mong rằng những kiến thức trên có thể giúp ít cho mọi người.