Những giống chó cảnh phổ biến nhất hiện nay và lưu ý khi chăm sóc

0
1957

Chó cảnh – xu hướng hiện nay của mọi gia đình. Như thế nào được gọi là chó cảnh? Chúng có những quy định đặc điểm gì? Những chú chó được nuôi phổ biến nhất? Tất cả câu trả lời đều nằm trong bài viết này. Nào cùng mình tìm hiểu nhé!

Xem Nhanh

1. Chó cảnh là gì?

chó cảnh
Chó cảnh là gì?

Chó cảnh hay còn gọi là chó kiểng, chó cưng. Đây là tên gọi chung cho những chú chó được nuôi trong nhà với mục đích làm cảnh, để chủ ôm ấp, âu yếm, đồng thời có thể giúp chủ trông nhà. Thông thường những chú chó cảnh sẽ có ngoại hình nhỏ nhắn, đáng yêu. Có thể ôm trong lòng bàn tay hoặc nằm vừa vặn lên đùi chủ nhân. 

Tuy nhiên, cũng sẽ có một vài trường hợp, người chủ lại thích nuôi những con có kích thước lớn. Nói chung, tùy vào sở thích của mọi người, chó được nuôi trong nhà để làm cảnh thì đều được gọi là chó cảnh

2. Đặc điểm của một chú chó cảnh

Theo quan điểm của nhiều người, chó cảnh phải có kích thước nhỏ, có bản tính hiền lành, không được hung dữ, không hiếu chiến. Bởi như thế rất nguy hiểm để nuôi trong nhà. Chúng có thể vô ý làm hại hàng xóm hay thậm chỉ là những người trong gia đình. 

Tuy nhiên, đối với mình, chó cảnh có thể có kích lớn cũng được, bản tính hung dữ hay hiếu thắng cũng được. Mình chỉ có một yêu cầu thôi, đó là chúng phải nghe lời chủ nhân. Một chú chó chịu nghe lời chủ nhân mình đều có thể nuôi trong nhà và gọi là chó cảnh. Vì thế, theo quan điểm của mình, đặc điểm duy nhất của một chú chó cảnh cần có đó chính là biết nghe lời.

Kể cả chúng có hung dữ hay hiếu thắng, nhưng chúng biết nghe lời bạn. Cho nên, dù bạn có nuôi chúng trong nhà, chúng cũng không làm hại ai cả nếu không có sự cho phép của bạn. 

Xem thêm:

3. Những chú chó cảnh được nuôi phổ biến nhất hiện nay.

3.1 Poodle

chó cảnh
Chó cảnh được nuôi phổ biến (Poodle)

Giới thiệu

Đứng đầu danh sách này là những chú poodle. Poodle là một trong những giống chó cảnh được nuôi phổ biến nhất tại Việt Nam. Với thân hình nhỏ nhắn, bộ lông xù đáng yêu. Chúng nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của những người yêu chó.

Có ba kích thước của Poodle được công nhận đó là: Toy Poodle, Mini Poodle và Standard Poodle. Tuổi thọ của giống chó này cũng khá dài, chúng có thể sống từ 10-15 năm. Tuy nhiên, Tiny Poodle và Teacup Poodle có tuổi thọ ít hơn, tầm 5-8 năm.

Những lưu ý khi chăm sóc

  • Poodle là một giống chó cảnh sợ nóng, sợ lạnh. Vì thế khi nuôi chúng bạn cần chú ý nhiệt độ của môi trường xung quanh chúng. Nhiệt độ phòng luôn để mức vừa phải, mát mẻ.
  • Poodle thích vận động, vì vậy bạn nhớ đưa chúng đi dạo hằng ngày nhé. Tuy nhiên, cũng đừng đưa chúng đi dạo quá lâu, chúng sẽ mệt và sinh ra cảm giác chống đối, chán nản việc đi dạo đấy.
  • Thường xuyên tắm cho chúng. Poodle sở hữu một bộ lông xù rất dày. Vì thế, chúng rất dễ bám bụi bẩn, bạn nhớ tắm cho chúng thường xuyên nhé.
  • Tắm chó poodle bằng nước ấm. Giống cảnh này sợ lạnh và rất dễ bị cảm lạnh. Vì vậy khi tắm cho chúng bạn nhờ tắm bằng nước ấm nhé.
  • Lông của Poodle rất dài, dày. Lông của chúng mọc ra rất nhanh. Vì vậy, khi nuôi giống chó này bạn nhớ cắt tỉa lông chúng thường xuyên để chú cún của bạn trông gọn gàng, xinh đẹp hơn nhé.

Chế độ dinh dưỡng 

Từ 1 – 2 tháng tuổi

Ở giai đoạn này bạn chỉ nên cho chúng ăn những thức ăn hoặc sữa ấm. Bởi cơ thế chúng này chưa hoàn thiện hết, hệ tiêu hóa của chúng không tốt. Chỉ nên cho chúng ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa thôi nhé.

Từ 3 – 6 tháng tuổi. 

Giai đoạn này chúng có lẽ cứng cáp hơn một chút rồi, bạn có thể cho chúng ăn những loại thức ăn cứng hơn chẳng hạn như cháo gà, cơm,.. Và vẫn cho chúng uống sữa ấm để cung cấp thêm canxi cho chúng mau phát triển nhé.

Từ 7 tháng tuổi trở lên

Giai đoạn này bạn cần bổ sung cho chúng nhiều canxi, Protein, đạm. Vậy nên bạn cho chúng ăn nhiều thịt, phô mai, uống nhiều sữa và cho chúng ăn thêm hoa quả nhé!

3.2 Chihuahua

chó cảnh
Chó cảnh được nuôi phổ biến (chihuahua)

Giới thiệu

Chihuahua là giống chó có kích thước nhỏ nhất trong những loại chó cảnh. Đây là giống chó có nguồn gốc từ Mexico, thế nhưng chúng được biết đến nhiều lại nhờ vào người Trung Quốc. 

Thông thường giống chó cảnh này có thể sống được khoảng từ 10 – 18 năm. Tùy vào điều kiện thời tiết khí hậu và cách chăm sóc mà giống chó này có thể sống lâu hơn. Ví dụ, những chú chó được sống ở Mexico – nơi chúng được sinh ra, chúng có thể sống được 13-16 năm. Nhưng nếu sống ở điều kiện thời tiết như Việt Nam, chúng chỉ có thể sống được 10-15 năm. Những chú chó được sống ở Châu Âu, Mỹ là có tuổi thọ cao nhất, có thể lên đến 18 năm.

Những lưu ý khi chăm sóc

  • Không nên tắm cho chúng quá nhiều. Chihuahua là giống chó cảnh có bộ lông mềm mượt tự nhiên, lông chúng mỏng và ngắn. Vì thế chúng không dễ bám bẩn. Nên bạn không cần phải tắm cho chúng thường xuyên. Tốt nhất là một tuần bạn chỉ nên tắm cho chúng 1 lần thôi nhé.
  • Chó chihuahua rất dễ bị bệnh vặt, vì thế bạn nên cho chúng đi khám bác sĩ thú ý thường xuyên nhé. Để có thể tiêm vacxin phòng ngừa hay phát hiện ra bệnh và chữa trị kịp thời.
  • Giống Poodle, Chihuahua cực sợ lạnh. Vì thế khi nuôi giống chó cảnh này bạn nhớ cho chúng ở những nơi ấm áp nhé, đồng thời nhớ vệ sinh chuồng chúng cho sạch sẽ, chúng cũng rất ưa sách đấy.
  • Hãy dắt chúng đi dạo thường xuyên.

Chế độ dinh dưỡng 

Từ 1 – 3 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, Chihuahua chưa phát triển toàn diện, hệ tiêu hóa yếu. Vì thế bạn chỉ nên cho chúng ăn những loại thức ăn mềm dễ tiêu hóa thôi nhé. Thông thường những chú chó cảnh ở giai đoạn này có chế độ dinh dưỡng khá giống nhau.

Từ 3 – 6 tháng

Giai đoạn này bạn có thể cho chú chó cảnh của mình ăn những loại thức ăn cứng hơn một một chút rồi đấy. Đối với chihuahua, giai đoạn này bạn nên bổ sung cho chúng nhiều protein, thịt, tôm, trứng và rau củ. Lưu ý là khi nấu cho chihuahua ăn bạn nên nấu thật chín nhé. 

Từ 7 tháng trở đi

Đây là giai đoạn cần bổ sung nhiều dinh dưỡng nhất cho giống chó này. Chúng cần dưỡng chất để phát triển tốt nhất. Bạn có thể cho chúng ăn nhiều trái cây và sữa bột ở giai đoạn này nhé.

3.3 Chó Pug

chó cảnh
Chó cảnh được nuôi phổ biến (Chó Pug)

Giới thiệu

Chó pug hay còn gọi là chó mặt xệ. Đây là giống chó cảnh được rất nhiều người yêu thích. Chú chó này có nguồn gốc từ thời Hán – Trung Quốc. Giống chó này khi ấy là giống chó của hoàng tộc. Chúng cũng được nuôi nấng để được cung phụng và cưng chiều.

Thân hình của giống chó cảnh này cũng tương đối nhỏ nhắn, mập mạp, mũm mĩm rất đáng yêu. Đôi mắt của chúng to tròn và thường có màu đen hoặc nâu sẫm. Con ngươi sẽ to và chiếm hầu hết diện tích của đôi mắt. Nhìn tổng thể, dáng vẻ của chúng rất dễ thương và hài hước. Đây có lẽ cũng là điểm thu hút của giống chó này.

Lưu ý khi chăm sóc

  • Không cho chúng ăn quá nhiều. Pug là một giống chó cảnh khá ham ăn, chúng ăn khá nhiều. Nếu bạn không kiểm soát chúng, chúng rất dễ bị bệnh béo phì đấy.
  • Thường xuyên dắt cún đi dạo. Giống chó cảnh này rất lười, chúng sẽ không chủ động vận động đâu. Vì thế bạn nhớ dành thời gian ra dắt chúng đi dạo mỗi ngày nhé (khoảng 15-20 phút/ ngày)
  • Lưu ý vệ sinh mặt kỹ càng cho chúng. Bạn cũng thấy rối đấy, trên mặt của giống chó cảnh này có rất nhiều nếp nhăn, nếp gấp. Vì thế khi vệ sinh bạn nhớ vệ sinh thật kỹ nhé, tránh để bụi bẩn tích lâu gây ra viêm da cho chúng.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên. Chó pug rất dễ mắc những bệnh về răng miệng. Vì thế bạn nhớ vệ sinh răng cho chúng thường xuyên nhé (khoảng 3 lần/ tuần)

Chế độ dinh dưỡng

Từ 1 đến 2 tháng

Giai đoạn này bạn nên cho chúng ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Khi chế biến thức ăn nhớ băm nhỏ hay xay nhuyễn để chúng dễ nhai và dễ tiêu hóa nhé. Hoặc bạn có thể cho chúng ăn những loại thức ăn khô bán sẵn trên thị trường. 

Giai đoạn này bạn nên cho chúng ăn nhiều bữa, chia nhỏ bữa ăn ra cho chúng. Thông thường, ta nên cho chúng ăn tầm 4 -5 bữa/ngày.

Từ 2 đến 6 tháng 

Giai đoạn này bạn có thể cho chúng ăn những thức ăn cứng một chút, bổ sung cho chúng nhiều canxi, protein, đạm… Bạn có thể tập cho chúng ăn thịt dần dần rồi nhé. Bên cạnh đó, số bữa ăn ở giai đoạn này có thể giảm đi, bạn chỉ cần cho chúng ăn tấm 3-4 bữa/ngày thôi nhé.

Từ 6 tháng trở đi

Giai đoạn này bạn có thể rút bớt phần ăn của chúng lại. Tăng cường cung cấp nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng hơn. Cung cấp nhiều protein, chất xơ, đạm,… Như thế chúng sẽ mau phát triển về ngoại hình cũng như là có một cơ thể khỏe mạnh hơn đấy.

3.4 Chó Doberman

chó cảnh
Chó cảnh được nuôi phổ biến – Chó doberman

Giới thiệu

Sự xuất hiện của doberman trong danh sách này như một lời khẳng định cho việc chó cảnh có thể là những chú chó có kích thước lớn và bản tính hung dữ. Doberman là giống chó có nguồn gốc từ Đức. Chúng là giống chó được lai tạo với mục đích chăn giữ gia súc, bảo vệ tài sản và con người. 

Vì thế bản tính của giống chó này khá dung dữ và hiếu chiến. Trước kia chúng chỉ được sử dụng trong quân đội và cảnh sát. Tuy nhiên, hiện nay chúng dần được nhiều người yêu thích và chọn làm chó cảnh.

Lưu ý khi chăm sóc

  • Chú ý giữ ấm cho chúng. Doberman là giống chó cảnh chịu lạnh khá kém. Khi trời lạnh, bạn nhớ cho chúng mặc thêm áo hay cung cấp đệm, lò sưởi cho chúng. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết ở TP.HCM này, bạn có thể không cần lưu ý đến vấn đề này. 
  • Cho chúng vận động thường xuyên. Doberman là giống chó có nhiều năng lượng.
    Bạn cần cho chúng giải tỏa năng lượng. Nếu tích tụ năng lượng trong người quá lâu, chúng sẽ trở nên hung hăng, tinh nghịch, không nghe lời và phá phách nhà bạn đấy. 

Chế độ dinh dưỡng

Thật ra, chó doberman không khó nuôi, chúng không kén ăn cộng thêm sức khỏe tốt. Bạn không cần quá chú ý đến vấn đề tẩm bổ chúng. Tuy nhiên, giống chó cảnh này ăn khá nhiều, vì thế có lẽ hơi tốn cơm tốn gạo một chút đấy.

Thông thường lượng thức ăn mà bạn cần nạp vào cơ thế chó Doberman mỗi ngày sẽ bằng 3,5 đến 4% trọng lượng cơ thế chúng. Ví dụ với một bé Doberman có cân nặng khoảng 10kg, bạn cần nạp cho chúng 0,35 – 0,4kg thức ăn. Trong đó, đảm bảo 45% lượng thức ăn là thịt hoặc nội tạng. 55% còn lại là tinh bột, rau củ quả, chất xơ,…

Tóm lại, nhu cầu nuôi chó cảnh của mỗi gia đình hiện nay càng ngày càng nhiều. Nuôi một chú chó trong nhà không những giúp bạn trông coi nhà cửa. Đồng thời chúng còn trở thành người bạn đồng hành, chia sẻ mọi vui buồn. Giúp xua tan đi mệt mỏi sau một ngày dài làm việc và học tập. Nếu bạn đang phân vân không biết có nên nuôi một chú chó hay không. Hi vọng sau bài viết này bạn sẽ có quyết định của mình. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!