Những trận động đất kinh hoàng nhất trong lịch sử thế giới

0
1835

Động đất – một trong những thiên tai kinh hoàng mà khi nhắc đến con người đều phải khiếp sợ. Bên cạnh nó còn có sóng thần, lũ lụt,… Những thứ kinh khủng xảy ra khắp mọi nơi trên thế giới. Dưới đây tôi xin nói về những trận động đất khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới.

Số người chết vì thiên tai ngày nay đã thấp hơn ngày xưa, thế giới đã trở nên kiên cường hơn lúc trước rất nhiều. Tuy nhiên, động đất vẫn có thể cướp đi một số lượng lớn sinh mạng của trái đất chúng ta. Trong khi trước đây lũ lụt, hạn hán và dịch bệnh thống trị số người chết. Nhưng hiện nay, số người chết hàng năm chủ yếu là do một trận động đất lớn và có thể là sóng thần gây ra. 

Kể từ năm 2000, hai năm cao điểm về số người chết hàng năm (lên tới 100 nghìn người) là năm 2004 và 2010, số người chết do động đất lần lượt chiếm 93% và 69%.

Trên thực tế, cả hai sự kiện (sóng thần ở Sumatra năm 2004 và trận động đất ở Port-au-Prince năm 2010) đều nằm trong bảng xếp hạng trận động đất chết nhiều người nhất dưới đây.

Xem Nhanh

1. Động đất ở Shensi, Trung Quốc, ngày 23 tháng 1 năm 1556

Động đất ở Shensi, Trung Quốc, ngày 23 tháng 1 năm 1556
Cường độ ước tính là 8 độ richter, khoảng 830.000 người chết.

Trận động đất này xảy ra ở tỉnh Thiểm Tây (trước đây là Shensi), Trung Quốc, khoảng 50 dặm về phía đông-đông bắc của Tây An, thủ phủ của Thiểm Tây. Ước tính hơn 830.000 người đã thiệt mạng. Hơn 97 quận ở Trung Quốc đã bị ảnh hưởng.

Thiệt hại kéo dài 270 dặm phía đông bắc của tâm chấn. Trong khu vực rộng 520 dặm đều sẽ bị phá hủy. Ở một số quận, ước tính có tới 60% dân số chết. Các tác động địa chất được báo cáo với trận động đất này bao gồm: các vết nứt trên mặt đất, sự nâng lên, sụt lún, hóa lỏng và lở đất. 

Những tổn thất thảm khốc như vậy được cho là do các khu định cư trong hang động hoàng thổ, kết quả là đã sụp đổ. Các thị trấn trong khu vực bị thiệt hại cho biết, hầu hết các ngôi nhà đều bị sập đỗ. Nhiều thị trấn báo cáo có vết nứt trên mặt đất, nước phun ra.

2. Động đất ở đường Sơn – Trung Quốc, ngày 27 tháng 7 năm 1976

Động đất ở đường Sơn - Trung Quốc, ngày 27 tháng 7 năm 1976
Cường độ ước tính là 7,5 độ richter. Con số thương vong chính thức là 255.000 người chết.

Theo báo cáo, phòng ngừa động đất đã bị lơ là. Do hầu hết tất cả các tòa nhà và công trình được xây dựng mà không tính đến địa chấn (các tòa nhà không kiên cố, chỉ cần chấn động sẽ sập ngay). Ước tính có tới 85% tòa nhà bị sập. 

Do đó, Đường Sơn bao gồm các tòa nhà bằng gạch không được gia cố dẫn đến số người chết lớn. Thiệt hại kéo dài đến tận Bắc Kinh. Đây có lẽ là số người chết lớn nhất, do một trận động đất trong bốn thế kỷ qua, và lớn thứ hai trong lịch sử được ghi lại.

3. Động đất ở Cam Túc, Trung Quốc, ngày 16 tháng 12 năm 1920

Động đất ở Cam Túc, Trung Quốc, ngày 16 tháng 12 năm 1920
Cường độ ước tính là 7,8 độ richter, khoảng 200.000 người chết.

Trận động đất này đã tàn phá hoàn toàn khu vực Lijunbu-Haiyuan-Ganyanchi. Hơn 73.000 người đã thiệt mạng ở Haiyuan County. Một trận lở đất đã chôn vùi ngôi làng Sujiahe ở huyện Xiji. Hơn 30.000 người đã thiệt mạng ở Guyuan County. 

Gần như tất cả các ngôi nhà bị sập ở các thành phố Longde và Huining. Đã có một số lượng lớn sạt lở đất và vết nứt trên mặt đất khắp khu vực tâm chấn. Một số con sông đã thay đổi dòng chảy.

Theo báo cáo, số người chết tăng lên thêm do tiếp xúc với giá lạnh. Có nghĩa là những người sống sót chỉ cố gắng dựa vào những nơi trú ẩn tạm thời, không thích hợp cho mùa đông khắc nghiệt tại Trung Quốc. Nên đã có nhiều người chết kéo theo sau trận động đất ấy.

Xem thêm:

4. Động đất ở Kanto – Nhật Bản, ngày 1 tháng 9 năm 1923

Động đất ở Kanto - Nhật Bản, ngày 1 tháng 9 năm 1923
Cường độ ước tính là 7,9 độ richter, khoảng 142.800 người thiệt mạng.

Trận động đất này đã mang lại sự tàn phá nghiêm trọng ở khu vực Tokyo-Yokohama. Hơn một nửa số tòa nhà bằng gạch, và 10% cấu trúc gia cố bị sập, gây ra một trận sóng thần cao tới 12m. 

Những đám cháy lớn bùng phát, kết hợp với một cơn lốc xoáy lớn, chúng lan rất nhanh, thiêu rụi khoảng 381.000 trong số hơn 694.000 ngôi nhà. Nhiều ngôi nhà bị phá hủy một phần và các ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn.

Mặc dù thường được gọi là đại động đất Tokyo (hay đại hỏa hoạn Tokyo). Thiệt hại nặng nề nhất nằm ở Yokohama, động đất gần 6 feet được quan sát thấy trên bờ phía bắc của Vịnh Sagami và dịch chuyển lên tới 15 feet được đo trên bán đảo Boso.

(Feet là đơn vị đo chiều dài, 3 Feet = 1 Yard và 1 Feet = 12 inch).

5. Động đất ở Haiti, ngày 12 tháng 1 năm 2010

Động đất ở Haiti, ngày 12 tháng 1 năm 2010
Cường độ ước tính là 7 độ richter, ước tính khoảng 222,570 người thiệt mạng.

Theo ước tính chính thức, có 300.000 người bị thương, 1,3 triệu người phải di dời, 97.294 ngôi nhà bị phá hủy và 188.383 người bị chết ở khu vực Port-au-Prince và phần lớn miền nam Haiti. 

Haiti bị ảnh hưởng nặng nề sẽ cần ít nhất một thập kỷ để tái thiết lập lại. Những người đứng đầu và các quốc gia tài trợ cảnh báo. Những người sống sót họ sẽ trở thành người vô gia cư và phải vật lộn để xây dựng lại cuộc sống.

6. Động đất ở Damghan – Iran, ngày 22 tháng 12 năm 856

Động đất ở Damghan - Iran, ngày 22 tháng 12 năm 856
Cường độ ước tính là 7,9 độ richter, khoảng 200,000 người thiệt mạng.

Theo ước tính, mức độ của khu vực thiệt hại dài 220 dặm về phía đông bắc Iran. Với tâm chấn nằm ngay bên dưới thành phố Damghan, tại thời điểm đó là thành phố thủ đô. 

Người ta cũng đưa ra giả thuyết rằng, thành phố cổ Sahr-e Qumis bị hư hại nặng nề đến mức bị bỏ hoang sau trận động đất. Hầu hết thành phố đã bị phá hủy cũng như các khu vực lân cận. Khoảng 200.000 người đã thiệt mạng.

7. Động đất ở Ardabil – Iran, ngày 23, tháng 3, năm 893

Động đất ở Ardabil - Iran, ngày 23, tháng 3, năm 893
Cường độ trận động đất là không xác định, khoảng 150,000 người thiệt mạng.

Những ký ức về trận động đất lớn ở Damghan (xem ở trên) hầu như vẫn chưa phai mờ. Thì chỉ 37 năm sau, Iran lại hứng chịu thêm một trận lớn nữa. Lần này nó đã cướp đi sinh mạng của 150.000 người và phá hủy thành phố lớn nhất ở phía tây bắc đất nước. 

Đó là thành phố Dvin đã bị phá hủy, với sự sụp đổ của hầu hết các tòa nhà, tường phòng thủ và cung điện. Ước tính rằng chỉ có 100 tòa nhà còn xót lại.

Khi hệ thống phòng thủ thành phố bị phá hủy, Dvin bị Muhammad ibn Abi’l-Saj, tiểu vương Sajid của Adharbayjan, chiếm lấy và biến thành một căn cứ quân sự. Sau này, vào năm 1997 nó lại hứng chịu thêm một trận động đất nữa.

8. Động đất ở Aleppo – Syria, ngày 9 tháng 8 năm 1138

Động đất ở Aleppo - Syria, ngày 9 tháng 8 năm 1138
Cường độ trận động đất là không xác định, khoảng 230,000 người thiệt mạng.

Các tài liệu, thông tin đương thời cho biết các bức tường của thành phố lớn thứ hai của Syria đã sụp đổ và đá đổ xuống dưới đường. Thành cổ của Aleppo sụp đổ, giết chết hàng trăm cư dân. Mặc dù Aleppo là cộng đồng lớn nhất bị ảnh hưởng bởi trận động đất, nhưng có thể nó sẽ không bị thiệt hại nặng nề nhất.

Những người lính Thập tự chinh châu Âu đã xây dựng một thành trì ở Harim gần đó và đã bị san bằng bởi trận động đất này. Một pháo đài của người Hồi giáo tại Al-Atarib cũng bị phá hủy. Một số thị trấn nhỏ hơn và pháo đài có người sinh sống, đã biến thành đống đổ nát.

Trận động đất được cho là có khoảng cách rất xa như Damascus, khoảng 220 dặm về phía nam. Là trận động đất đầu tiên xảy ra ở Aleppo từ năm 1138 đến 1139 đã tàn phá các khu vực ở miền bắc Syria và miền tây Thổ Nhĩ Kỳ.

9. Động đất ở Ashgabat – Turkmenistan, ngày 5 tháng 10 năm 1948

Động đất ở Ashgabat - Turkmenistan, ngày 5 tháng 10 năm 1948
Cường độ ước tính là 7.3 độ richter, khoảng 110,000 người thiệt mạng.

Trận động đất này đã gây ra thiệt hại nặng nề ở Ashgabat (Ashkhabad) và các ngôi làng lân cận. Gần như tất cả các tòa nhà bằng gạch bị sụp đổ, kết cấu bê tông bị hư hỏng nặng và các đoàn tàu hàng bị trật bánh.

Thiệt hại và thương vong cũng xảy ra ở khu vực Darreh Gaz ở nước láng giềng Iran. Sự đứt gãy bề mặt được quan sát thấy ở cả phía tây bắc và đông nam của Ashgabat.

Nhiều nguồn thống kê tổng số thương vong là 10.000 người, nhưng một bản tin từ mới độc lập vào ngày 9 tháng 12 năm 1988. Cho biết số người chết chính xác là 110.000 người. (Turkmenistan từng là một phần của Liên bang Xô viết, quốc gia này có xu hướng giảm con số tử vong do thiên tai).

10. Động đất ở Sumatra – Indonesia, ngày 26 tháng 12 năm 2004

Động đất ở Sumatra - Indonesia, ngày 26 tháng 12 năm 2004
Cường độ ước tính là 9,1 độ richter, khoảng 227,898 người thiệt mạng.

Đây là trận động đất lớn thứ ba trên thế giới kể từ năm 1900 và lớn nhất kể từ trận động đất Prince William Sound, Alaska temblor năm 1964. Tổng cộng có 227.898 người đã thiệt mạng hoặc mất tích và được cho là đã chết. Khoảng 1,7 triệu người phải di dời do trận động đất và sóng thần tiếp theo tại 14 quốc gia ở Nam Á và Đông Phi.

(Vào tháng 1 năm 2005, số người chết là 286.000 người. Vào tháng 4 năm 2005, Indonesia đã giảm ước tính về con số mất tích hơn 50.000 người).

Động đất ở Ấn Độ Dương ngoài khơi bờ biển Sumatra đã dẫn đến một loạt sóng thần lớn (cao từ 15 đến 30 mét). Nạn nhân ở 14 quốc gia trong các khu vực với Indonesia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tiếp theo là Sri Lanka, Ấn Độ và Thái Lan không có hệ thống cảnh báo sóng thần tại chỗ, nên cũng đã bị ảnh hưởng theo.

Trận động đất gây chết người nhiều nhất trong lịch sử là ở Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1556. Người ta ước tính đã giết chết 830.000 người. 

Hai trận động đất gần đây – sóng thần ở Sumatra năm 2004, và trận động đất ở Port-au-Prince năm 2010 – là một trong những thảm họa gây chết người nhiều nhất trong lịch sử nhân loại. 

Nhưng có một số trường hợp tử vong cao nhất đã xảy ra trong quá khứ rất xa. Thì đó là trận động đất ở Antakya (Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 115 với cường độ ước tính là 7,5 độ richter và làm chết 260,000 người. 

Tính cả những năm cũ và những năm rất gần đây, thì những thảm họa ở trên đều nằm gần top đầu danh sách. Những trận động đất có tính chất chết người đã là một mối đe dọa dai dẳng trong suốt lịch sử của chúng ta.