Thiếu máu cục bộ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

0
1959

Thiếu máu cục bộ là gì? Nó có nguy hiểm không là quan tâm của rất nhiều người. Để giải đáp thắc mắc này bạn có thể tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây. 

Thiếu máu cụ bộ là tình trạng tim gặp vấn đề khiến màu không thể lưu thông được như bình thường. Điều này dẫn đến một số bộ phận trên cơ thể không thể hoạt động được bình thường. Tình trạng thiếu máu cục bộ có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. 

Xem Nhanh

1. Thiếu máu cục bộ là gì?

Thiếu máu cục bộ là tình trạng máu không lưu thông được đến một số bộ phận trên cơ thể. Tình trạng này còn được gọi là thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh tim mạch vành. Tình trạng thiếu máu cục bộ xảy ra khi động mạch vành thu hẹp, hạn chế cung cấp máu, oxy và chất dinh dưỡng cho tim, khiến một phần cơ tim bị tổn thương. Nếu thời gian thiếu máu cơ tim quá lâu, các mô tim sẽ chết do không được cung cấp đủ máu.

Thiếu máu cục bộ
Tim không vận chuyển máu như bình thường gây thiếu máu cục bộ  

Bệnh thiếu máu cơ tim có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Biểu hiện lâm sàng của suy động mạch vành mãn tính là đau thắt ngực:

  • Cơn đau thắt ngực ổn định: thường gặp nhất.
  • Đau thắt ngực thay đổi: hiếm gặp.
  • Thiếu máu cục bộ cơ tim thầm lặng.

2. Nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ

Bệnh thiếu máu cơ tim chủ yếu là do sự tích tụ của các mảng bám gây xơ cứng động mạch, hạn chế lưu lượng máu của động mạch, không thể cung cấp đủ máu vận chuyển oxy cho tim và các cơ quan khác. Các nguyên nhân phổ biến của xơ cứng động mạch dẫn đến bệnh tim thiếu máu cục bộ mãn tính là:

  • Cholesterol cao trong máu tạo thành từng mảng, ngăn cản quá trình lưu thông máu đến tim và các cơ quan khác.
  • Béo phì, ăn thức ăn béo có thể dẫn đến sự tích tụ của các mảng xơ vữa động mạch.
  • Lão hóa: Khi chúng ta già đi, tim và mạch máu phải làm việc nhiều hơn để bơm và nhận máu, đồng thời các động mạch trở nên yếu hơn, độ đàn hồi giảm, và các mảng bám có xu hướng tích tụ.
  • Hút thuốc lá.
  • Người bị kháng insulin, tiểu đường, cao huyết áp.
  • Người bị viêm khớp, lupus ban đỏ, nhiễm trùng hoặc viêm không rõ nguyên nhân.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch.
  • Ít vận động, thường xuyên căng thẳng, sử dụng chất kích thích, tiền sử tiền sản giật khi mang thai.
Thiếu máu cục bộ
Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch dễ gặp tình trạng thiếu máu cục bộ

2. Điều trị bệnh thiếu máu cơ tim mãn tính

Phẫu thuật nong mạch hoặc bắc cầu động mạch vành

Bác sĩ tiến hành nong động mạch để mở rộng các động mạch cung cấp máu cho tim. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ đưa ống thông qua động mạch ngoại vi đến động mạch vành bị tắc. Quả bóng nhỏ gắn vào ống thông sau đó sẽ được bơm căng để mở lại động mạch và cho phép máu lưu thông bình thường. Bác sĩ cũng có thể đặt một ống lưới nhỏ (gọi là stent) tại vị trí bị tắc để ngăn động mạch thu hẹp.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cấy một mạch máu khác vào động mạch vành bị tắc để máu lưu thông dưới vùng bị tắc. Thủ tục này đôi khi được thực hiện ngay sau khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu cơ tim mãn tính. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp được thực hiện vài ngày sau khi tim đã ổn định.

Thiếu máu cục bộ
Phẫu thuật giúp lưu thông máu ổn định

Xem thêm:

Sử dụng các loại thuốc sau để điều trị bệnh thiếu máu cơ tim

  • Thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như aspirin, phá vỡ tiểu cầu và cải thiện lưu lượng máu qua các động mạch vành bị thu hẹp.
  • Thuốc tan huyết khối giúp làm tan cục máu đông.
  • Nitroglycerin làm giãn nở mạch máu.
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu như clopidogrel có thể ngăn ngừa huyết khối.
  • Thuốc chẹn beta có thể làm giảm huyết áp, thư giãn cơ tim và hạn chế tổn thương cho tim.
  • Thuốc ức chế men chuyển làm giảm huyết áp và huyết áp tim.
  • Thuốc giảm đau khi cơn đau thắt ngực.

3. Làm thế nào để quản lý bệnh tim thiếu máu cục bộ mãn tính?

  • Bỏ thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc thụ động.
  • Điều trị các bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim, chẳng hạn như huyết áp cao, tiểu đường và cholesterol trong máu cao.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế hấp thụ chất béo bão hòa, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế ăn mặn.
  • Tập thể dục thường xuyên theo khuyến cáo của bác sĩ để cải thiện lưu lượng máu đến tim.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Giảm áp lực.

Điều quan trọng nhất để phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu cơ tim mãn tính là đi khám sức khỏe định kỳ. Một số yếu tố, chẳng hạn như cholesterol cao, huyết áp cao và bệnh tiểu đường, không gây ra bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu. Vì vậy, người bệnh cần chú ý đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất.

Thiếu máu cục bộ
Cần chú ý chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch

Trên đây là giải đáp thiếu máu cục bộ là gì và cách phòng ngừa tình trạng này xảy ra. Dựa vào những thông tin này sẽ giúp bạn tránh gặp phải tình trạng thiếu máu, vận chuyển máu không ổn định.