Thủy triều đỏ là gì? Nguyên nhân thủy triều đỏ và tác hại của nó

0
2022

Thủy triều đỏ có biểu hiện đặc trưng là dòng nước đục màu, chuyển thành màu đỏ, hoặc một số sắc độ khác. Các loài sinh vật biển là nạn nhân chủ yếu của hiện tượng này. Vậy vì sao hiện tượng này xảy ra? Vì sao nó lại khiến tôm cá chết hàng loạt mỗi khi xuất hiện?

Xem Nhanh

1. Thủy triều đỏ là gì?

Thủy triều đỏ là một tên gọi chung của hiện tượng tảo tích tụ và nở hoa hàng loạt. Tên khoa học của hiện tượng này là Harmful Algal Blooms (tạm dịch: hiện tượng tảo nở hoa độc hại, viết tắt là HAB). Hiện tượng này xảy ra khi các loại tảo sống đồng loạt sinh sản rất nhiều và nhanh trong môi trường nước.

Cụ thể hơn, các loài tảo ở đây là những sinh vật trôi nổi, sinh vật đơn bào, sinh vật phù du, vi khuẩn lam,… có trong dòng nước. Hiện tượng HAB sau khi xảy ra có thể kéo dài trong khoảng vài tuần. Nhưng cũng có khi lên đến cả tháng; thậm chí là ròng rã suốt một năm trời. Sau đó nó có thể giảm đi; nhưng sẽ lại xuất hiện chứ không biến mất hoàn toàn.

thủy triều đỏ
Hiện tượng thủy triều đỏ là gì?

HAB không chỉ xảy ra ở biển, mà còn ở các cửa sông, hay những nơi nước ngọt tích tụ; khiến cho nước bị đục màu. Thực tế, HAB không phải lúc nào cũng khiến dòng nước biến thành màu đỏ; mà nó còn có các màu khác như tím, hồng, nâu, hoặc xanh lá cây. Bên cạnh đó, thủy triều đỏ cũng hoàn toàn không có quan hệ gì với hiện tượng thủy triều thông thường.

Hiện tượng này khá dễ nhận biết. Bởi mỗi khi có thủy triều đỏ, dòng nước sẽ đổi màu đột ngột và bất thường. Bên cạnh đó là mùi hôi tanh bốc lên. Nếu sờ vào sẽ có thể cảm nhận chất dính ở trong nước. Tuy vậy, cần lưu ý, không phải lúc nào tảo nở hoa đồng loại cũng sẽ làm cho nước chuyển màu. Và cũng không phải cứ nước đổi sang màu khác đều là do tác động của HAB.

Cũng chính vì những lý do trên mà các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có dự định sẽ loại bỏ tên gọi “thủy triều đỏ”. Và họ đang tìm ra một cái tên khác miêu tả đúng hơn.

2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều đỏ

Hiện tượng thủy triều đỏ từng được khẳng định rằng nó xảy ra hoàn toàn là do các yếu tố tự nhiên. Ví dụ như sự di chuyển của những dòng hải lưu, dòng nước lạnh từ dưới lòng đại dương trồi lên; mang theo các chất dinh dưỡng lên mặt nước để thay thế cho dòng nước ấm hơn.

Nhiệt độ tăng cao, biến đổi khí hậu đột ngột cũng là một yếu tố tương tự. Ngoài ra, cát bụi giàu chất sắt tốt được thổi đến từ các sa mạc rộng lớn, như sa mạc Sahara, cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng HAB.

nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều đỏ
HAB thường được tạo ra do yếu tố tự nhiên

Tuy vậy, cũng có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các yếu tố ảnh hưởng do hoạt động của con người cũng có thể làm kích thích sự sản sinh của tảo, gây ra HAB. Những hoạt động đó đã đưa quá nhiều chất dinh dưỡng vào nguồn nước, như nitrat hoặc photphat. Tuy vậy, số lượng lần thủy triều đỏ gây ra bởi tác động của con người vẫn tương đối ít.

3. Phân loại hiện tượng thủy triều đỏ

Hiện tượng tảo nở hoa độc hại không giống nhau hoàn toàn, mà có rất nhiều loại khác nhau. Trong đó bao gồm những loại sau:

  • Tảo không chứa độc tố nhưng vẫn làm đổi màu nước khi nở. Mật độ của các loài tảo này có thể tăng rất cao khi ở trong những vịnh kín. Tuy không gây hại khi nở hoa, nhưng lúc chết đi, chúng tiêu hao rất nhiều oxy. Điều đó khiến cho nhiều loài cá cũng như các loài động vật khác trong khu vực bị chết do cạn kiệt không khí.
  • Tảo sản sinh ra các độc tố nguy hiểm. Những loại độc tố đó có thể sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng nguy hiểm đối với hệ thần kinh, gan, và tiêu hóa.
  • Tảo không gây hại cho người nhưng lại có hại cho các và các loài động vật dưới nước khác. Các loài tảo thuộc nhóm này sẽ tàn phá, hoặc khiến cho các tấm mang hô hấp của chúng bị tắc nghẽn.

4. Tác hại của hiện tượng thủy triều đỏ

Thủy triều đỏ là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng cực kỳ xấu đến các loài sinh vật biển, các loài chim biển; mà còn gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người. Bên cạnh đó, nền kinh tế xã hội khi hiện tượng này xuất hiện cũng để lại rất nhiều khoản thiệt hại lớn.

Trong làn nước đó thường chứa rất nhiều thành phần kịch độc; với những hợp chất phân tử tạo nên từ các chuỗi mắt xích dài. Những thành phần này có khả năng lớn gây ra tê liệt hệ thần kinh; dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó là lượng oxy trong nguồn nước bị suy giảm trầm trọng.

3.1 Tác hại của thủy triều đỏ đến sức khỏe loài người

Những chất độc được tạo ra do thủy triều đỏ sẽ khiến các loài sinh vật biển bị nhiễm độc. Con người nếu ăn phải sẽ có khả năng mắc bệnh lớn. Một số triệu chứng mà độc tố của tảo gây ra bao gồm dị ứng mắt làm chảy nước mắt, ho và hắt hơi liên tục, tiêu chảy, đau đầu, đau bụng… Đặc biệt là đối với những người có bệnh lý về hô hấp như phổi hay hen suyễn sẽ có nguy cơ đột tử lớn hơn. 

Các chất độc tố của vi tảo sản sinh ra có thể bị giữ lại trong cơ thể của các loài sinh vật. Đặc biệt là các loài có vỏ cứng như như sò, ốc, hàu, nghêu… Đây là những loài động vật có khả năng lọc nước tốt; vì thế mà những chất đó sẽ bị tích lũy bên trong cơ thể chúng. 

Những chất độc đó sẽ không bị tiêu hủy khi đun nấu ở nhiệt độ cao. Nó cũng không làm thay đổi hương vị của nguyên liệu đó. Vì vậy mà rất khó để phát hiện được sản phẩm bạn ăn có bị nhiễm độc hay không. Vì vậy, nếu con người ăn phải những nguyên liệu bị nhiễm độc đó, sẽ có khả năng bị bệnh cao; hệ hô hấp bị ảnh hưởng, nặng hơn là thiệt mạng sau khi ăn. 

Những thành phần độc tố được thải ra trong đợt thủy triều đỏ là khác nhau. Nếu chúng kết hợp với nhau sẽ hình thành các hợp chất cao phân tử nguy hiểm. Những hợp chất này có khả năng làm tê liệt tức thì hệ thần kinh của con người.

Vào năm 2013, một đợt HAB đã xuất hiện ở phần đảo Borneo thuộc địa phận nước Malaysia. Sau đó, hai người đã tử vong vì ăn phải sinh vật biển có chứa chất độc của từ tảo.

3.2 Tác hại của thủy triều đỏ đến các loài sinh vật biển

Thông thường, thảo biển là một loại thức ăn quan trọng trong thế giới đại dương. Không phải đợt tảo nở hoa nào cũng gây hại; mà chúng thường có lợi nhiều hơn vì sẽ tạo thêm nguồn thức ăn cho động vật.

Nhưng đó là ở trong điều kiện bình thường. Nếu thiên nhiên thiếu đi sự cân bằng, khiến tảo biển sinh sôi quá khủng khiếp. Điều đó sẽ tạo ra những hệ quả xấu đến hệ sinh thái; mà loài chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là các sinh vật biển. Bằng chứng là nhiều loài thủy hải sản trong các trại nuôi trồng đồng loạt chết khi thủy triều đỏ xuất hiện.

Thủy triều đỏ giết chết nhiều loài sinh vật biển cùng một lúc
Thủy triều đỏ giết chết nhiều loài sinh vật biển cùng một lúc

Kể cả khi loài tảo đó không có độc tố, nếu chúng đồng loạt chết đi sẽ hút sạch khí oxy trong nước biển; khiến các loài động vật không thể hô hấp được mà chết hàng loạt.

Nhiều quan sát và nghiên cứu đã chỉ ra, các loài cá chết trong thủy triều đỏ thường có dấu hiệu tổn thương. Điều này là do các chất nhầy do tảo tạo ra sẽ tích tụ trên mang cá, khiến chúng khó hít thở được.

3.3 Tác hại của thủy triều đỏ đến chất lượng không khí

Như đã đề cập ở phần trước, khi tảo đồng loạt sinh ra, và đồng loạt chết đi, chúng sẽ hút sạch khí oxy trong quá trình phân hủy. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường dưới nước, mà còn làm mất cân bằng oxi ở trên cạn. Khiến không khí trở nên ngột ngạt và khó thở.

Bên cạnh đó, khi HAB xuất hiện, dòng nước không chỉ bị đổi màu mà còn bốc lên mùi thanh không mấy dễ chịu. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến bầu không khí hàng ngày. Nhiều người dân từng sinh sống ở các vùng biển có thủy triều đỏ cho hay, kể cả khi vào nhà đóng kín cửa thì cũng không khả quan hơn là bao.

3.4 Tác hại của thủy triều đỏ đến nền kinh tế xã hội

Thủy triều đỏ cũng để lại những tác động tiêu cực đến lĩnh vực kinh tế xã hội, khi phải giải quyết hậu quả mà chúng tạo ra. 

Tảo làm chết sinh vật biển; dẫn đến sản lượng thủy sản tụt giảm nghiêm trọng do môi trường nuôi trồng, khai thác bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, ngành du lịch ở các vùng có thủy triều đỏ cũng sẽ bị tác động xấu. Nó khiến cho nhiều người mất đi nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống. Cũng như nhà nước phải chi ra một khoản tiền lớn để khắc phục hậu họa; cũng như duy trì sự bền vững của các vùng ven biển; bảo vệ hệ sinh thái.

4. Thủy triều đỏ ở Việt nam

Thủy triều đỏ đã từng xuất hiện nhiều lần ở Việt Nam; gây thiệt hại cho ngành ngư nghiệp. Trong đó, xảy ra nhiều nhất là ở vùng biển của tỉnh Bình Thuận. 

Thủy triều đỏ xuất hiện nhiều lần ở Việt Nam, đặc biệt là ở tình Bình Thuận
Thủy triều đỏ xuất hiện nhiều lần ở Việt Nam, đặc biệt là ở tình Bình Thuận

Điển hình là vào tháng 6, tháng 7 năm 2014, những lớp bọt biển màu đỏ vàng được phát hiện ở Hòn Rơm do sự xuất hiện của thủy triều đỏ. Theo đó, xác cá tôm và các loài sinh vật biệt khác nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Cá tôm chết phân hủy tạo ra mùi hôi thối nặng nề; khiến cho bầu không khí bị ô nhiễm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở ven biển nước ta có khoảng 70 loài tảo có thể gây hại. Trong đó, hiện tượng nở hoa của loại tảo Phaeocystis globosa thường xảy ra ở vùng biển Bình Thuận và kéo dài khoảng trên dưới 1 tháng.

Ngoài ra, các đợt thủy triều đỏ năm 2007 ở Nha Trang – Khánh Hòa cũng để lại thiệt hại lên đến 10 tỷ đồng cho người dân. Những loài thủy hải sản quý như tôm hùm và các loài cá được nuôi trồng trong trại chết hàng loạt. San hô cũng bị chết trắng xóa; kéo theo đó là các loài sinh vật nhỏ sinh sống trong các rạn san hô.

Đây là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm đối với hệ sinh thái khi nó cuốn đi sinh mạng của rất nhiều loài động vật. Từ đó, thủy triều đỏ gây ra nhiều thiệt hại cho cả động vật, con người, không khí, và xã hội. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã hiểu hơn về hiện tượng tảo nở hoa độc hại này.