Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì cho an toàn và nhanh hết bệnh?

0
1574

Bệnh nổi mề đay sẽ thuyên giảm nhanh chóng nếu ba mẹ biết cách điều trị tại nhà cho bé. Trẻ em bị nổi mề đay tắm lá gì cho an toàn và nhanh hết bệnh? Các bậc phụ huynh hãy tham khảo những thông tin trong bài viết này để biết cách xử lý cho bé khi mắc bệnh.

Nếu như bệnh mề đay mới khởi phát và có mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian để chữa bệnh tại nhà. Đây là các phương pháp sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên nhằm giúp giảm mẩn ngứa, phát ban và khó chịu. Trong trường hợp trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì vừa an toàn lại vừa nhanh khỏi bệnh?

Xem Nhanh

1. Có nên cho trẻ bị nổi mề đay tắm nước lá không?

trẻ nổi mề đay tắm lá gì
Nên cho bé tắm nước lá chữa mề đay

Mề đay là căn bệnh ngoài da với biểu hiện là các nốt sưng đỏ, sần khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải tình trạng này và trẻ em là độ tuổi dễ mắc bệnh vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu khó chống chọi các tác nhân gây bệnh.

Bị nổi mề đay tắm được không? Theo dân gian, người bị bệnh mề đay cần kiêng nước, kiêng gió để không bị lây lan. Tuy nhiên, các bác sĩ Tây y đã khẳng định là người bệnh có thể tắm nước ấm mỗi ngày 1 lần, mỗi lần không quá 15 phút để giúp làm sạch cơ thể và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể dùng nước lá tắm nhằm cải thiện các triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa ngoài da.

Trong tự nhiên có rất nhiều loại lá giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, làm sạch da, giảm sưng ngứa, mẩn đỏ, loại bỏ dị nguyên biểu bì nhưng không làm tổn hại đến làn da. Nước nấu từ các loại lá này sẽ giảm nguy cơ viêm nhiễm do bụi bẩn và ký sinh trùng tích tụ trên da, giảm ngứa, đau rát nên phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm khi cho bé tắm. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ dành cho các bé từ 5 tuổi trở lên với tình trạng nổi mề đay ở cấp độ nhẹ. Nếu như bé mắc trường hợp nặng hơn, ba mẹ cần phải đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách. 

2. Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì?

Sau khi biết có thể tắm rửa thì vấn đề bị mề đay tắm lá gì lại được quan tâm hơn cả. Bạn hãy tham khảo một số loại thảo dược thường được sử dụng để giảm bệnh mề đay bao gồm:

2.1. Nổi mề đay tắm lá trà xanh

nổi mề đay tắm lá gì
Nước lá trà xanh chữa mề đay hiệu quả

Lá trà xanh là loại thảo dược vô cùng quen thuộc được người Việt sử dụng để chữa nhiều bệnh lý về da liễu bởi tính thanh nhiệt, tiêu viêm và sát khuẩn tốt. Nếu đang bị nổi mề đay mẩn ngứa hoặc da xuất hiện nốt sần, bạn có thể dụng trà xanh để giảm nhanh triệu chứng. Ngoài ra, chất chống oxy hóa như quercetin, EGCG, flavonoid có công dụng giảm viêm, làm dịu vùng da bị kích ứng, hồi phục các tế bào thương tổn.

2.2. Bị nổi mề đay tắm lá gì? – Lá ngải cứu

Lá ngải cứu là loại thảo dược an toàn, lành tính nên ba mẹ có thể yên tâm nấu nước cho bé tắm. Thành phần của lá ngải cứu chứa chất kháng sinh dồi dào giúp làm sạch vi khuẩn, nấm cùng virus gây bệnh. Các tinh dầu có trong lá ngải cứu sẽ giúp tiêu sưng, chống ngứa ngáy, làm dịu mát da. Ngoài ra, dùng lá ngải cứu nấu canh hoặc nấu cháo cho bé ăn để chữa nổi mề đay do dị ứng.

Xem thêm:

2.3. Lá khế giúp chữa nổi mề đay

Không thể không nhắc đến lá khế trong danh sách các loại thảo dược dân gian chữa bệnh mề đay nhanh chóng. Lá kế có tính bình, vị chua, công dụng tiêu viêm, giảm ngứa và se da hiệu quả. Dùng lá khế nấu nước tắm sẽ giúp triệu chứng nổi mề đay cải thiện tốt.

2.4. Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì? – Nước lá kinh giới

Ngoài công dụng giảm ngứa, sát trùng, tiêu viêm thì lá kinh giới sẽ giúp cải thiện triệu chứng bên ngoài của bệnh mề đay mẩn ngứa và viêm da cơ địa. Theo các nhà nghiên cứu, thành phần của lá kinh giới là hoạt chất d-menthol và menthol racemic có công dụng giảm ngứa, chống viêm, sát trùng, cải thiện vùng da đang bị thương tổn. Dùng lá kinh giới tắm sẽ giúp đẩy lùi nổi mẩn, nóng rát, phát ban, ngứa ngáy ở bé.

3. Những điều cần lưu ý khi cho bé tắm nước lá chữa nổi mề đay

nổi mề đay tắm lá gì
Cần vệ sinh lá sạch trước khi nấu nước
  • Phương pháp chữa nổi mề đay này chỉ nên áp dụng ở bé trên 5 tuổi với cấp độ nhẹ. Trường hợp bé mắc bệnh nặng hơn thì cần áp dụng biện pháp xử lý y tế.
  • Ba mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé tắm nước lá để đảm bảo an toàn.
  • Nếu bé bị nổi mề đay cấp độ nặng với biểu hiện da lở loét, phù nề, phụ huynh không nên áp dụng biện pháp dân gian mà hãy chọn hình thức điều trị chính thống để đạt hiệu quả hơn. 
  • Cần làm sạch sẽ nguyên liệu thảo dược và nấu sôi kỹ trước khi cho bé tắm. 
  • Sau khi tắm lá, nếu thấy da bé có hiện tượng ngứa ngáy, mẩn đỏ, phù nề thì cần ngừng thực hiện và đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để chữa trị.
  • Cần chú ý về nhiệt độ nước tắm, không nên cho bé tắm nước quá nóng để da không bị nóng rát khiến tình trạng mề đay thêm nghiêm trọng.
  • Cần để nước lá mới nấu xong xa tầm tay trẻ nhỏ.

Bệnh nổi mề đay ở thể nhẹ có thể được điều trị tại nhà bằng cách tắm lá thuốc. Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp ba mẹ biết được khi bị nổi mề đay tắm lá gì và cần lưu ý điều gì khi áp dụng. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn nên cân nhắc vì không phải biện pháp thiên nhiên nào cũng mang đến hiệu quả như mong muốn. Chúc tình trạng bệnh của bé thuyên giảm nhanh chóng!